Cấp bậc tác giả:

Thời Cuộc

Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

Được viết bởi webmaster ngày 15/04/2015 lúc 03:29 PM
Văn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng vớisự thật tự nhiên(1). Văn chương thành ra một cách để dối mình và dối người.

Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

Tưởng nói thật mà hóa ra nói dối (Hoài Thanh, Thành thực và tự do trong văn chương, 1936)

Văn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng vớisự thật tự nhiên(1). Văn chương thành ra một cách để dối mình và dối người.

(1) trong xã hội học có sự phân biệt giữa cái tưởng là sự thật, đang được một người trong xã hội công nhận và các sự thật đúng như nó có, song chưa được phát hiện và nhận thức thấu đáo, ở đây ý nói nhà văn ta chỉ biết loại sự thật thứ nhất.

Hợm hĩnh quá đáng (Phan Khôi, Khái luận về văn học chữ Hãn ở nước ta, 1939)

Một vài ông vua nước Nam đã làm cho thần dân của các ngài tưởng lầm rằng văn học nước mình cũng ngang hàng với Trung Quốc. Sự thác giác(1) ấy làm hại cho quốc dân từ lâu nay, cái hại chẳng phải nhỏ.

Lê Thánh Tông phê bình hai câu thơ của Thân Nhân Trung quan đại học sĩ tại triều mình "Quỳnh đảo mộng tàn xuân vạn cảnh - Hàn giang thi lạc dạ tam canh" hợm hĩnh cho rằng dù Lý Bạch, Đỗ Phủ, Âu Dương Tu, Tô Thức(2)... cũng vị tất đã nghĩ được ra.

Gần này người ta còn truyền tụng hai câu thơ phê bình thi văn bản triều(3): "Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường".

Văn học chữ Hán đến triều Nguyễn đáng gọi là thịnh hơn các triều khác, nhưng nếu bảo vượt qua cả Hán Đường thì quá lố!

Những lời tự khoe ấy cần phải cải chánh.

(1) Thác giác: lầm tưởng.
(2) Các thi hào nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung quốc.
(3) tức triều Nguyễn.

Tinh thần voi nan (Xuân Diệu, sinh viên với quốc văn, đầu năm 1945)

Còn những tật xấu riêng của người Việt ta là gì? Chỉ cần kể ra đây một cái tật đại biểu, cái tật to lớn nhất, rõ rệt nhất, có hại nhất là cái tinh thần mà tôi gọi là: tinh thần voi nan. Phải, những con voi to lớn lắm, có đủ chân đủ vòi, nhưng nó ở trong bằng nan ở ngoài bằng giấy. Trong kinh tế những cái “imprimene" hay "boulangene universelle"(1) chẳng hạn là những cái nhà có dăm mươi thợ làm, những đại thương cục(2) là những hiệu bán một ít khăn quàng bít tất, thì trong văn chương nhiều quyển sách là những sự bôi phết qua loa chẳng đủ tài liệu mà cũng chẳng nói ra được điều gì mới lạ. Mấy năm nay, các bạn chắc cũng bị cái mã khảo cứu nó đánh lừa, mua quyển sách về được cái bìa là có ý nghĩa.

Một bản dịch "Ly tao" mà đem điệu Sở từ dịch qua loa ra lục bát là voi nan. Một tập sách nói nhảm dông dài mà gọi là tiểu thuyết, một quyển sách gọi là "Hát dặm Nghệ Tĩnh” mà chỉ góp nhặt những bài hát dặm vài huyện Nghi Xuân Can Lộc tại Hà Tĩnh, chứ chẳng thấy tỉnh Nghệ An ở đâu: đều là voi nan cả. Voi nan đề lừa độc giả, voi nan để làm tiền, kể làm sao xiết voi nan!

(1) Tiếng Pháp chỉ các nhà in, các cửa hàng bánh mì lớn.
(2) giống như các trung tâm nọ trung tâm kia thời nay.

Nguồn bài viết: Thể thao & văn hóa

Bài viết tương tự

Bài viết cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT