Cấp bậc tác giả:

Thời Cuộc

Cuộc chiến giữa Silverlight và Adobe Flash đã đến hồi kết

Được viết bởi webmaster ngày 26/10/2015 lúc 08:00 AM
"Chúng tôi cho rằng WebGL sẽ trở thành một nguồn có nhiều nguy cơ rất khó để sửa. Trong tình cảnh hiện tại, WebGL sẽ không phải là công nghệ mà MS có thể tán thành khi nhìn từ quan điểm an ninh."

Cuộc chiến giữa Silverlight và Adobe Flash đã đến hồi kết

Plugin đa phương tiện nào sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất mà các nhà phát triển web đang tìm kiếm để thêm các hình ảnh động và video vào trang web của họ, Flash của Adobe hay Silverlight của Microsoft? Cái nào sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng? Bài viết này sẽ mang đến cái nhìn khái quát về sự ganh đua của hai công nghệ, sức mạnh và điểm yếu của từng công nghệ.

Về cơ bản, Silverlight quản lý giao diện đa phương tiện của nó thông qua việc sử dụng JavaScript. Tuy nhiên, từ phiên bản mới Silverlight 3.0 trở lên, nó không những có nhiều cải tiến hơn các phiên bản trước mà còn hỗ trợ cả các thiết bị di động. Những tính năng được cải tiến bao gồm: hoạt họa, đồ họa vector, phát video-audio và các ứng dụng phong phú trên Internet.

Silverlight được Microsoft phát triển, sản xuất, cấp phép và được hỗ trợ với một số lượng lớn các sản phẩm phần mềm cho máy tính, nhất là với các sản phẩm sinh lợi nhiều nhất là HĐH Microsoft Windows và bộ phần mềm Microsoft Office. Còn Adobe lại có truyền thống, kinh nghiệm lâu dài trong việc tạo ra các sản phẩm phần mềm đa phương tiện và sáng tạo, và gần đây đã tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực phát triển các ứng dụng phong phú trên Internet.

Tôi nói những điều ở trên chỉ để nhấn mạnh rằng Adobe và Microsoft chẳng có lý do gì để lấn sân của nhau, và dĩ nhiên, cho tới khi Microsoft tấn công sang lãnh địa của Adobe bằng cách tự tạo ra phiên bản plugin đa phương tiện của riêng họ. Tuy thế, cuộc ganh đua chưa bao giờ vượt quá tầm kiểm soát cả, thậm chí cả sau khi một tranh cãi nhỏ đã nổ ra vào tháng Hai năm nay liên quan đến một số chỉ trích của Adobe về Silverlight. Một giám đốc điều hành của Adobe đã công khai tuyên bố rằng Silverlight đã "chết yểu" khi muốn là đối thủ cạnh tranh với Adobe Flash.

Trên blog của mình, Tim Sneath, giám đốc của Windows và nhóm công nghệ Silverlight nói rằng phó giám đốc điều hành kiêm giám đốc tài chính của Adobe, ông Mark Garrett "đang sống trong một thế giới tưởng tượng" khi nghĩ rằng Adobe sắp thất bại. "Nghĩ rằng Silverlight không đủ mạnh chẳng qua chỉ là điều mà Adobe muốn nghĩ, chứ không phải là thực tế", Tim đã viết như vậy trên blog của mình. "Ý nghĩ "Silverlight đã 'chết yểu' từ 6-9 tháng trước" thật đáng buồn cười. Với những người mới bắt đầu, Silverlight mới chỉ tới tya họ từ 4 tháng trước, và chỉ trong tháng đầu tiên, chúng tôi đã thấy có hơn 100 triệu lượt cài đặt thành công trên các máy tính của người tiêu dùng. Đối với tôi như thế chẳng có gì là 'chết yểu' cả".

Trong vài tháng sau đó, tình hình có vẻ không còn căng thẳng cho tới khi diễn ra giải bóng chày thường niên Major League Baseball (MLB). Tuần đầu tiên của tháng Tư đánh dấu sự bắt đầu của mùa giải bóng chày và Major League Baseball Advanced Media, cánh tay số của MLB, đã quyết định bỏ rơi Silverlight của Microsoft sau một năm sử dụng công nghệ này để phát video trực tuyến, mà thay vào đó, họ đã quay trở lại sử dụng Adobe Flash cho đầu mùa giải 2009. Ban đầu, MLBAM đã cho Silverlight một cơ hội lớn để quảng cáo khi họ chuyển từ việc sử dụng sản phẩm của Adobe năm 2007 sang Silverlight, nhưng sau đó Bob Bowman của MLBAM đã nói rằng nền tảng của Adobe Flash thích hợp hơn với những gì họ cần.

Trong một cuộc phỏng vấn sau thông báo bỏ rơi Silverlight, Bowman từ chối đưa ra bất kỳ nhận xét cụ thể nào về Silverlight, ông chỉ đưa ra lời đáp chung chung rằng "trải nghiệm của chúng tôi với Silverlight đã đưa chúng tôi tới quyết định này". Thay vì tập trung vào việc bỏ rơi Silverlight, Bowman chỉ nói về lý do vì sao Adobe thích hợp với MLBAM sau 2 năm cộng tác. "Chúng tôi sử dụng nó bởi vì chúng tôi cung cấp nhiều video trực tiếp hơn bất cứ ai và chúng tôi cần một thứ gì đó linh động và đáng tin cậy. Bạn bật nó lên, và nó làm việc. Nó cần phải được mở rộng để hỗ trợ hàng trăm nghìn người xem đồng thời và nó cần cung cấp nhiều thứ hơn là chỉ mỗi video", Bowman nói.

Phía dưới bài viết sẽ nói rõ hơn tại sao Microsoft bỏ rơi Silverlight

Mặc dù không nói về việc những rắc rối cụ thể có xảy ra hay không khi sử dụng Silverlight, nhưng Bowman đã công khai rằng MLBAM chắc chắn sẽ có những bất lợi về tài chính khi quay trở lại sử dụng Adobe. Và điều đó cũng có nghĩa rằng mặc dù Silverlight rẻ hơn, nhưng cũng không đáng so với việc sẽ phải chấp nhận những rắc rối khi sử dụng nó.

Mặc dù MLBAM còn khá kín tiếng trong việc thay đổi này, nhưng những nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán giữa liên đoàn và Microsoft đã thông báo trên các phương tiện truyền thông rằng một loạt các xung đột và bất ổn từ hai phía đã dẫn đến sự chia tay này. Ban đầu, MLB muốn Microsoft cho phép người dùng có thể tải Silverlight mà không cần phải có quyền quản trị, vì vấn đề là có nhiều người sử dụng máy ở công ty, thường thì các công ty nắm giữ quyền quản trị, và các nhân viên phải xin phép thì mới có thể tải player về máy. Điều này đã gây ra những phiền hà cho rất nhiều người xem của MLB.com. Rắc rối lớn khác là việc xem các trận bóng chày bằng Silverlight rất không ổn định. Có rất nhiều rắc rối xảy ra thường xuyên trong suốt những ngày khai mạc năm ngoái, khiến cho cho nhiều khán giả của MLB.com rất vất vả khi đăng nhập, trong khi một số khác thì không thể xem toàn bộ trận bóng được, lỗi này diễn ra trong vài ngày.

"Tua nhanh tới đoạn bắt đầu mùa giải 2009 và điều gì sẽ xuất hiện?" Một thuê bao của dịch vụ video Major League Baseball phàn nàn về chương trình phát video mới, hiện đang được cung cấp chính thức bởi Adobe. Chắc chắn rằng Adobe đã nhận được nhiều đánh giá thuận lợi từ các blog công nghệ, nhưng vô số các thuê bao của MLB.com vẫn phàn nàn về việc âm thanh bị vấp và hình ảnh phát rất chậm và giật khi xem video vào ngày khai mạc. Theo những báo cáo gần đây, nhiều vấn đề tương tự vẫn tiếp tục xảy ra. Các thuê bao của dịch vụ GameDay Audio tại MLB.com cũng báo cáo rằng các trò chơi lưu trữ không thể truy cập được trong vài ngày. 

Trớ trêu là tất cả những điều này không xảy ra trên Microsoft. Nhiều người, bao gồm cả các thuê bao của MLB.com đang tự hỏi rằng bao giờ thì Adobe sẽ lại bị "đá". Trong một bài viết ngắn trên blog của mình ngay sau khi sự cố xuất hiện, Christian Thilmany, một thành viên của nhóm phát triển và nền tảng của Microsoft, đã nói:"Có lẽ họ nên tiếp tục dùng Silverlight".

Mức độ ảnh hưởng tới sự ổn định của việc phát video đang là điều gây tranh cãi. Nhiều thuê bao MLB đã nói rằng sự cố gián đoạn là rất đáng kể. Có lẽ để đỡ xấu mặt, Matt Gould, phát ngôn viên của MLBAM, đã thông báo rằng số người bị ảnh hưởng ít hơn con số 1% trong số 500.000 thuê bao của MLB.com. Ông này còn nhấn mạnh rằng vấn đề này xảy ra không phải do chương trình player của Adobe. Adobe cũng chưa có những phát biểu cụ thể về tranh cãi này, mà chỉ nói đơn giản rằng:"Chúng tôi vẫn liên lạc bình thường với MLB.com, và không thấy họ nói gì ngoài việc khen ngợi nền tảng của Flash".

Khi Microsoft phát hành Silverlight 2.0 vào tháng Mười năm 2008, MacWorld đã viết một bài viết tuyên bố một thực tế là hiệu suất của Silverlight đã qua mặt Adobe. Ý kiến sau đó liên quan đến bài viết của các độc giả MacWorld đã cho rằng cộng đồng Apple không tán với những ý kiến của bài viết. Sau đó, Silverlight 3.0 ra mắt còn Adobe cũng đã thực hiện một số điều chỉnh của riêng mình, và câu hỏi vẫn là: cái nào làm việc tốt hơn? Câu trả lời? Còn tùy.

Nó phụ thuộc vào một câu hỏi: bạn theo đuổi giải pháp nào, một cái nhấn mạnh đến kinh nghiệm, cái kia nhấn mạnh đến chức năng. Mối quan hệ giữa kinh nghiệm và chức năng liên kết với nhau khá là rõ ràng, nếu một người dùng có kinh nghiệm với một cái, nhưng cái đó ít chức năng hơn cái kia, và ngược lại. Điều đó nói lên rằng việc hiểu được sự khác biệt giữa kinh nghiệm và chức năng là rất quan trọng. Người dùng phải nhìn rộng hơn, chứ đừng nhìn vào sự so sánh trực tiếp giữa Silverlight và Flash, hãy tập trung vào 5 vấn đề quan trọng có liên quan đến các plug-in đa phương tiện:
  • Microsoft vs Adobe
  • Nền tảng của Microsoft vs nền tảng của Adobe
  • Cộng đồng Microsoft vs cộng đồng Adobe
  • Các công cụ Microsoft (Expression Suite) so với các công cụ Adobe (Photoshop, Illustrator, CS4)
  • Microsoft Silverlight vs Adobe Flash
Sử dụng các tiêu chí này để so sánh, rõ ràng là Microsoft trội hơn về chức năng. Gã khổng lồ trong lĩnh vực CNTT đã và đang có những cơ sở vững chắc trong việc xây dựng các giải pháp chức năng, vượt xa hơn nhiều những gì hiện đang có ở Silverlight. Mọi thứ xung quanh Microsoft, bao gồm truyền thống, nền tảng, công cụ và cộng đồng rõ ràng đều được xây dựng xoay quanh chức năng. Còn với Adobe, mọi thứ được xây dựng xung quanh đều dựa trên kinh nghiệp. Với tư cách là một người sử dụng đang cố xác định xem Microsoft hay Adobe sẽ là ý tưởng tốt hơn cho yêu cầu cụ thể của mình, việc xem xét vai trò của cộng đồng là vô cùng quan trọng. Silverlight không nhất thiết phải tốt hơn ở các giải pháp chức năng, nhưng nó là sản phẩm của một công ty rất thành công với một cơ sở cực kỳ to lớn chứa đựng các kinh nghiệm trong việc xây dựng ứng dụng chức năng. Nếu bạn cần bằng chứng, hãy nhìn vào 600.000 đối tác của Microsoft trên toàn thế giới. Adobe cũng không kém cạnh, hãng này cũng có vô số mạng giải pháp dựa trên kinh nghiệm.

Điều quan trọng là chỉ ra rằng, theo thời gian và theo sự phát triển của công nghệ mới, cả Microsoft và Adobe tiếp tục phát triển như thế nào. Microsoft sẽ tiến gần hơn đến kinh nghiệm, chương trình Silverlight và bộ Expression là minh chứng về điều này. Adobe cũng đang tiến gần hơn tới chức năng, Air và Flex là bằng chứng về sự tiến bộ của họ.

Không cần thiết phải xác định rạch ròi cái nào tốt hơn, điều đó phụ thuộc vào từng người dùng riêng lẻ, tự họ sẽ xác định được cái nào là phù hợp nhất với yêu cầu riêng của mình và cái nào sẽ mang đến những trải nghiệm trực tuyến tốt hơn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là: miễn là cả hai công ty này còn tồn tại, giao diện của trang web và trải nghiệm của các hoạt động trực tuyến sẽ luôn luôn thú vị và tương tác.

Tại sao Microsoft bỏ rơi Silverlight?

Microsoft (MS) vẫn thường có thói quen “duy nhất” trong giới công nghiệp, họ thường tự đặt ra các chuẩn của riêng mình và xem các chuẩn khác là không “phù hợp”, không “an toàn”. Lần này, đến lượt chuẩn WebGL mà Khronos Group đặt ra bị MS xem xét là nguy hiểm, ít nhất là về mặt an ninh ! 

Nhưng WebGL là gì ? Về cơ bản thì đấy là sự kết hợp giữa đồ hoạ 3D (thông qua thư viện OpenGL ES) và ngôn ngữ lập trình web HTML5 và JavaScript (JS). Do vậy WebGL không cần đến plug-in chạy ngoài như Adobe Flash hay MS SilverLight. Bạn chỉ cần trình duyệt có hỗ trợ HTML5 và JS là đủ (tất nhiên, OpenGL sẽ được hỗ trợ từ driver đồ hoạ).

Và MS muốn ám chỉ điều gì với WebGL ? Trên blog công nghệ của riêng MS, hãng này đặt 3 ra vấn đề an ninh :

* WebGL có khả năng truy cập trực tiếp phần cứng thông qua driver đồ hoạ. Do dựa trên OpenGL, nên các lệnh đồ họa của WebGL sẽ chạy trực tiếp trên các GPU. Mà theo quan điểm của MS, khả năng này của WebGL hoàn toàn có thể bị lợi dụng với ý đồ xấu và dẫn đến các vấn đề kế tiếp
Các hãng phát triển trình duyệt như Mozilla (Firefox), Google (Chrome), Opera Software (Opera), Apple (Safari) … sẽ phải đối mặt với nguy cơ lỗi đồ hoạ đến từ driver. Họ sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để kiểm nghiệm và đảm bảo rằng sản phẩm của họ sẽ không crash bất tử khi chạy một nội dung WebGL nào đó. Trong khi đó AMD và NVIDIA ra mắt phần cứng lẫn driver mới liên tục. Một cơn ác mộng thật sự với các lập trình viên trình duyệt !
* An ninh của WebGL bị lệ thuộc vào hãng thứ 3 (hoặc người dùng). Kể cả khi nội dung WebGL được thiết kế để không chạy với một số cấu hình máy, người dùng vẫn có thể chọn cách "vượt rào" (override) để "thử". Rất nhiều PC được tung ra thị trường sử dụng các driver đồ hoạ bản OEM (kèm theo nhà sản xuất) thường chóng cũ sau một thời gian sử dụng. Nhưng với phần đông người dùng thì họ không có kinh nghiệm trong việc cập nhật driver mới và rất dễ trở thành mục tiêu cho kẻ xấu lợi dụng
* Nguy cơ cho tấn công từ chối dịch vụ (DoS). Các vụ tấn công DoS vẫn là chủ đề nóng của dân mạng. Với năng lực tính toán mạnh mẽ của mình, GPU (bị lợi dụng thông qua WebGL) có thể trở thành công cụ đắc lực cho các ý đồ phá hoại, nhất là khi các cơ sở hạ tầng dành cho GPU chưa được thiết kế để ngăn ngừa các nguy cơ này.

Tổng kết lại, MS đưa ra nhận định :

"Chúng tôi cho rằng WebGL sẽ trở thành một nguồn có nhiều nguy cơ rất khó để sửa. Trong tình cảnh hiện tại, WebGL sẽ không phải là công nghệ mà MS có thể tán thành khi nhìn từ quan điểm an ninh."

Nhưng Khronos Group không bỏ qua dễ dàng cho MS. Những thành viên của tổ chức này có những luận điểm riêng của họ. Một bài viết trên Realilty Prime dựa trên những điều mà MS đã nói để phản biện lại hãng này.

Quan điểm đầu tiên : MS quá “hèn nhát”.

Hệ điều hành (OS) các vấn đề an ninh là thứ người ta biết MS. Nó như bánh mỳ và bơ vậy. Tại sao chúng ta lại bỏ chạy khi đối mặt với các nguy cơ bằng kiểu thái độ sợ hãi tựa như “tắt nó đi, tắt nó đi, nó có thể hại tôi”

Tôi cho rằng chúng ta nên đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn trên, như trước nay chúng ta vẫn vậy

Nhưng MS đâu có “hèn nhát”. Rõ ràng Windows là OS bị tấn công nhiều nhất, nếu dựa vào “lý trí” mà nói thì MS nên từ bỏ Windows từ lâu vì so ra, OS này còn nhiều nguy cơ tiềm tàng hơn cả WebGL.

Quan điểm thứ hai : thế còn các plug-in ?

Luận điểm này dựa trên cách Internet Explorer (IE) làm việc với các plug-in. Các plug-in được tạo ra để giúp nội dung trên web sống động hơn, ví dụ chúng ta có Adobe Flash, chúng ta có MS SilverLight, chúng ta có GG Earth, chúng ta có RealVideo … tất cả chúng đều chạy trên trình duyệt qua cơ chế plug-in. Đặc biệt hơn, trên IE, chúng ta còn có ActiveX control, một nguồn vẫn được biết cực kỳ kém an toàn cho người dùng web. Vậy khi MS chê trách WebGL, sao họ không từ bỏ ActiveX ?

Cái chính là …

Bằng cách nào đó, chúng ta đã “sống sót” sau các nguy cơ đến từ các plug-in có kèm mã mặc định (native code) đang nằm trên PC của chúng ta, hoặc ít nhất là chúng ta đã vượt qua chúng

Tức bất kể các nguy cơ trên có tồn tại hay không, web vẫn phát triển, nhà lập trình web vẫn dùng các nội dung vốn chỉ chạy khi có các plug-in để làm phong phú nội dung trang của họ. Đây chính xác là kiểu “bước ra đường coi chừng bị tông xe, vậy có bước ra hay không ?”

Quan điểm thứ ba : MS đang “trầm trọng” hoá vấn đề

Người viết bài (Avi Bar-Zeev) trên Realilty Prime không phải một tay mơ. Bar-Zeev thực ra có quen biết với các kỹ sư của MS và hiện đang giữ một vài cổ phiếu của hãng này. Bar-Zeev hiểu với một hãng lúc nào cũng phải bù đầu về an ninh, an ninh rồi lại an ninh, chắc chắn MS sẽ có cái nhìn tiêu cực về những cái mới vốn không do họ phát triển. Song theo Bar-Zeev, điều còn thiếu ở MS là nhận ra tiềm năng của WebGL. Hãy thử hình dung một trang web được dàn dựng theo kiểu 3D, hoặc bạn có thể thực sự viết được lên “tường” của bạn bè trên facebook bằng những hình ảnh ít nhất là đỡ khô khan theo kiểu văn bản (text) như hiện nay …

Vậy điều gì xảy ra nếu Mozilla, GG, Apple, Opera … đều hỗ trợ WebGL còn MS thì không ? Người dùng IE hẳn sẽ cảm thấy “thiệt thòi” vì thứ đáng ra họ được hưởng thì lại không. Người dùng IE sẽ lần lượt bỏ rơi trình duyệt này nếu các nội dung 3D trên web được thể hiện chính thông qua WebGL.

Túm lại, Bar-Zeev muốn nói gì ?

Chỉ có một con đường duy nhất (cho MS) để vượt qua mê trận này. Con đường phía trước là hãy nhắm thẳng vào các vấn đề an ninh, hãy trang bị cho IE sự tráng kiện của WebGL vốn có trên thị trường, và đưa nền công nghiệp tới một tầm cao trải nghiệm mới, bao gồm cả giao diện người dùng tự nhiên (NUI) lẫn đồ hoạ 3D phong phú

WebGL chính là con đường

Nguồn bài viết: DOTNET.VN

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT