“Đây sẽ là một trong 5 công nghiệp then chốt - cùng với tự động hóa, trí thông minh nhân tạo (AI), robot và internet vạn vật hay internet of things - sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo”, ông Chiavarone nói.
Ông không nao núng trước việc giá cả tiền thuật toán sụt giảm gần đây. Bitcoin, đồng tiền thuật toán được xem là cổ phiếu FANG (tức nhóm cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn Mỹ gồm Facebook, Amazon, Netflix và Google), chật vật phá ngưỡng giá 10.000 USD chỉ vài tháng sau khi chạm mức giá cao nhất là gần 20.000 USD vào tháng 12.2017.
Thực tế, ông Chiavarone cho rằng các cổ phiếu nhóm FANG cuối cùng sẽ hưởng lợi từ sức mạnh xử lý của blockchain. Nhiều lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe cho đến tài chính cũng sẽ hưởng lợi.
“Rất nhiều nhà đầu tư tìm đến bitcoin trước tiên vì nó là cách đầu tiên để tiếp cận với blockchain. Các ngân hàng lớn đang đầu tư mạnh mẽ vào blockchain. Bank of America từng cho hay tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) đầu năm nay rằng họ đang đầu tư nhiều nhất”.
Ông Chiavarone tin rằng công nghệ blockchain có giá trị vì nó có tiềm năng biến đổi hoạt động xác nhận số dư tài khoản tại các doanh nghiệp Mỹ. Hoạt động này vốn đắt đỏ và cần nhiều thời gian, giấy tờ và nhân lực. Blockchain có thể thay thế nó bằng việc xác nhận một cách tức thì.
“Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có những chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Họ có thể cắt giảm chi phí”, ông Chiavarone nói.
Bên cạnh công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) cũng đang phát huy vai trò và “gây sốt” trên thế giới.
Trong tương lai, các quốc gia công nghiệp, trong đó có Nhật Bản, sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động do già hóa dân số. Nhiều lĩnh vực như điều dưỡng, sản xuất, xây dựng và vận chuyển hàng hóa cần nguồn nhân lực ổn định, và trí tuệ nhân tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Trí tuệ nhân tạo hiện nay đã được ứng dụng thành công trong rất nhiều ngành, có thể trợ giúp hoặc thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, từ việc phục vụ đời sống hàng ngày cho đến giáo dục, tài chính ngân hàng, y tế…
Ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân tạo có thể giúp nâng cao hiệu suất lao động, cải thiện chất lượng sống của con người, đem đến cơ hội tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Trên thực tế, Google ứng dụng AI trong việc nhận diện giọng nói, xe tự lái; Facebook sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc nhận diện hình ảnh; Microsoft đang theo đuổi dự án điều trị ung thư bằng trí trí tuệ nhân tạo…
Mới đây, Mỹ đã cho phép tự do phát triển trí tuệ nhân tạo. Michael Krazius, Phó trưởng văn phòng Chính sách khoa học và công nghệ của Nhà Trắng cho biết. Tổng thống Donald Trump sẽ cho phép công nghệ trí tuệ nhân tạo được “tự do phát triển”.
Hiện tại, một số cơ quan liên bang ở Mỹ đã áp dụng trí thông minh nhân tạo. Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ đang nghiên cứu ứng dụng robot nhằm cải tiến phương pháp sàng lọc và điều trị ung thư.
Tuy nhiên, cũng có những quan ngại nhất định về trí tuệ nhân tạo bởi nó có thể buộc con người bị “sa thải” ở một số lĩnh vực.
Tỷ phú Elon Musk - CEO của Tesla và Space X - đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ trí tuệ nhân tạo trở nên thông minh vượt trội và tiêu diệt con người để thực hiện mục tiêu.
Ông Elon Musk cho rằng, việc phát triển trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến sự ra đời của một robot độc tài thống trị nhân loại vĩnh viễn.
CEO Tesla chỉ ra những nguy cơ mà trí tuệ nhân tạo có thể mang lại, trong đó có viễn cảnh trí tuệ nhân tạo tiến hóa, trở nên thông minh hơn con người và con người có thể mất kiểm soát chúng.
“Trí tuệ nhân tạo không cần phải độc ác thì mới hủy diệt nhân loại. Nếu trí tuệ nhân tạo đặt ra mục tiêu và con người tình cờ ngáng đường, nó sẽ tiêu diệt con người như điều tất nhiên mà không cần nghĩ ngợi hay cảm thấy khó khăn. Giống như khi chúng ta làm đường nhưng không may vướng tổ kiến. Chúng ta không ghét kiến mà chỉ đang làm đường, và đành loại bỏ chiếc tổ", Elon Musk giải thích