1. Có tầm nhìn dài hạn và tổng quát hệ thống.
Rất nhiều người dùng chỉ nhìn thấy hệ thống giá rẻ trước mắt mà không thấy được hạn chế trong tầm nhìn dài hạn hay những lợi ích vượt trội của hệ thống này so với hệ thống kia. Bằng kinh nghiệm triển khai nhiều năm nay, DOTNETGROUP cho bạn 4 câu hỏi để đánh giá được tổng quát khả năng của hệ thống:
1. Hệ thống này có đảm bảo vận hành được tầm x năm (ví dụ 3,5 năm) hay ko?
2. Có khả năng mở rộng thêm camera ko? Nếu có thì bao nhiêu camera?
3. Có khả năng mở rộng được thời gian lưu trữ ko? Thêm 1 tháng, 2 tháng thì sao? Mở rộng bằng cách nào?
4. Cuối cùng, ưu điểm nỗi trội của hệ thống giám sát này với hệ thống khác nếu có là gì?
2. Camera IP và 5 thông số tối thiểu cần biết.
Có đến hằng trăm thương hiệu
camera IP được bán ở VN, thượng vàng – hạ cám có cả. Chúng ta sẽ rơi vào ma trận model, giá của các thượng hiệu trên và hãy trông chờ vào người tư vấn có tâm để chọn được vài thương hiệu phù hợp nhé. Và 5 điều cần biết để chọn camera IP.
1. Camera quan sát ban ngày hay cả đêm tối: nếu ban đêm thì yêu cầu có hỗ trợ hồng ngoại, Xem cấu hình camera, lưu ý mục IR (hồng ngoại).
2. Lắp trong nhà hay ngoài trời: Nếu lắp ngoài trời thì cần chống bui, nước… xem camera có hỗ trợ chuẩn IP66, IP67 hay ko?
3. Độ phân giải (Resolution): Cái này rất quan trọng nhé. Nó quyết định đến chi tiết chất lượng hình ảnh. Độ phân giải cao thì cho hình ảnh đẹp và dĩ nhiên cần nhiều dung lượng để lưu trữ. Chúng ta hay nghe là: “camera này 1 mê”, “camera kia 2 mê”. Vậy “mê” là gì? “mê” là cách nói tắt kiểu Việt Nam nó có nghĩa megapixels. Độ phân giải 720p hay 1280 * 720 là 1MP; 1080p hay 1920 * 1080 là 2MP.
Độ phân giải quyết định đến chi tiết chất lượng hình ảnh
4. Số khung hình/s (FPS). Chúng ta thường xem TV hay phim với số khung hình 24-30FPS. Tức là chuỗi liên tục 24-30 hình, mỗi giây. Càng nhiều hình thì chuyển động càng “mượt”, càng thấy được nhiều chi tiết chuyển động. Và nó sẽ tiêu tốn năng lực xử lý của thiết bị hơn.
5. Chuẩn nén hình ảnh: Các camera thông thường sẽ hỗ trợ hình ảnh ở 2 định dạng là MJPEG và H264. MJPEG nén tất cả các hình ảnh, còn H264 thì sẽ phân tích sự khác nhau giữa các khung hình rồi mới đóng gói lại. Lưu hình ảnh ở chuẩn H264 sẽ tốn ít dung lượng hơn.
3. Số lượng camera yêu cầu và Số ngày lưu trữ.
Tuỳ vào không gian, vị trí, nhu cầu quan sát mà chúng ta triển khai số lượng camera phù hợp, càng nhiều camera thì cho nhiều góc nhìn hơn và chắc chắn cũng cần thiết bị xử lý và dung lượng lưu trữ nhiều hơn. VD: 1 camera 1Mpx hay 720p ghi hình liên tục cần dung lượng 25Gb/ngày.
Ngoài việc phát trực tiếp, chúng ta sẽ lưu lại hình ảnh của camera trên thiết bị ghi hình (server/pc/thẻ nhớ, NVR hay Synology) để phục vụ cho mục đích xem lại, làm bằng chứng… Càng nhiều ngày lưu trữ thì càng cần nhiều dung lượng. VD: Lưu 1 ngày 25GB, 100 ngày thì 2.500GB.
4. Dây mạng và switch.
Để truyền tín hiệu và cung cấp nguồn thì cần phải có dây cáp mạng và switch (poe). Đây là các phần trung gian quan trọng đảm bảo tín hiệu ổn định, băng thông đủ lớn để liên tục truyền dữ liệu lớn từ camera đến thiết bị ghi hình, hiển thị hình… Băng thông mạng hay bandwidth cho mỗi camera 1MP, 720p thường là 2Mbps hoặc hơn.
5. Thiết bị ghi/quản lý camera.
Cuối cùng, quan trọng, chúng ta có 3 lựa chọn thiết bị quản lý/ghi hình.
1. Chọn thiết bị của từng hãng camera (NVR).
2. Chọn PC/Server có cài phần mềm của camera lên.
3. Chọn Synology với những hỗ trợ tốt nhất hiện nay.
Mỗi lựa chọn đều mang lại những giá trị khác nhau cho người dùng. Tuy nhiên, sau nhiều năm tư vấn và triển khai thì DOTNET GROUP liên tục nhận được yêu cầu nâng cấp hệ thống cũ từ NVR/PC/Server thành Synology. Điều đó có nghĩa là Synology mang lại những giá trị vượt trội cho khách hàng, giải quyết những vấn đề tồn đọng khi sử dụng hệ thống cũ.