Cấp bậc tác giả:

TRAINING

Mô hình MVC trong asp.net

Được viết bởi QuangIT ngày 31/07/2012 lúc 02:28 PM
Xin phép dịch lại một số bài blog của tác giả Scott Guthrie về ASP.NET MVC Framework để giới thiệu về một công nghệ mới ra đời của ASP.NET.
  • 0
  • 12035
Tải tệp tin: Click ở đây

Mô hình MVC trong asp.net

Xin phép dịch lại một số bài blog của tác giả Scott Guthrie về ASP.NET MVC Framework để giới thiệu về một công nghệ mới ra đời của ASP.NET.



Bài 1: ASP.NET MVC Framework


Một hạn chế của framework ASP.NET từ trước đến nay là không hỗ trợ các lập trình viên sử dụng kiến trúc MVC để phát triển các ứng dụng, và nhiều người vẫn đang mong chờ sự xuất hiện của kiến trúc lâu năm này trong bộ framework.
Model View Controller (MVC) là gì ?
MCV là tên một phương pháp chia nhỏ một ứng dụng thành ba thành phần để cài đặt, mỗi thành phần đóng một vai trò khác nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, đó là models, views, và controllers.
  1. Models trong các ứng dụng dựa trên MVC là những thành phần có nhiệm vụ lưu trữ thông tin, trạng thái của các đối tượng, thông thường nó là một lớp được ánh xạ từ một bảng trong CSDL. Lấy ví dụ, chúng ta có lớp Product được sử dụng để mô tả dữ liệu từ bảng Products trong SQL, bao gồm ProductID, OrderDate...
  2. Còn đối với Views, nó chính là các thành phần chịu trách nhiệm hiển thị các thông tin lên cho người dùng thông qua giao diện. Thông thường, các thông tin cần hiển thị được lấy từ thành phần Models. Ví dụ, đối tượng Product có một ''Edit'' view bao gồm các textboxes, các dropdowns và checkboxes để chỉnh sửa các thuộc tính của sản phẩm; có một ''Display'' view gồm 2 dòng, cột dòng là ProductID, dòng sau là OrderDate... để xem thông tin về sản phẩm.
  3. Cuối cùng, Controllers trong các ứng dụng kiểu MVC chịu trách nhiệm xử lý các tác động về mặt giao diện, các thao tác đối với models, và cuối cùng là chọn một view thích hợp để hiển thị ra màn hình. Trong kiến trúc MVC, view chỉ có tác dụng hiển thị giao diện mà thôi, còn điều kiển dòng nhập xuất của người dùng vẫn do Controllers đảm trách.

 
Một lợi điểm của phương pháp MVC là nó bắt buộc phải tạo ra một sự rành mạch trong liên kết giữa 3 thành phần models, views và controllers trong ứng dụng. Duy trì được mối quan hệ rành mạch rõ ràng này khiến việc kiểm tra ứng dụng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời trách nhiệm của từng thành phần được định nghĩa rõ ràng và cả ba đều làm việc ăn ý với nhau.
Pattern MVC cũng cho phép thực hiện red/green test driven development (TDD), cài đặt các unit tests tự động, xác định và kiểm tra lại các yêu cầu trước khi bắt tay vào viết code.
Một vài chi tiết mà tôi có thể hé lộ vào thời điểm hiện tại, đó là:
- Cho phép sự chia tách rành mạch giữa các thành phần, mỗi thành phần đều có khả năng được test riêng biệt và mặc định hỗ trợ TDD. Tất cả các mối liên hệ chính yếu trong MVC đều có giao diện để hiển thị và đều có thể xây dựng thành các mô hình, và bao gồm interface-based IHttpRequest/IHttpResponse. Bạn có thể chạy unit test cho ứng dụng mà không phải chạy các Controllers trong ASP.NET process, điều này làm unit test chạy nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng unit testing framework nào cũng được, kể cả NUnit, MBUnit, MS Test...
- Được thiết kế để có thể dễ mở rộng và tiện dụng, tất cả mọi thứ trong MVC framework đều có thể nhanh chóng được thay đổi, tùy chọn hóa. Ví dụ bạn có thể viết một View và sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, đây là tính pluggable.
- Bao gồm thành phần ánh xạ URL cho phép bạn xây dựng các ứng dụng thân thiện với bộ máy tìm kiếm và với người dùng. Lấy ví dụ tôi có thể ánh xạ URL /products/edit/4 là một trang cho phép chỉnh sửa thông tin về các sản phẩm, hoặc là /Blogs/scottgu/10-10-2007/SomeTopic/ để xem các thông tin.
- MVC framework hỗ trợ sử dụng các các tập tin .ASPX, .ASCX và .Master như là thành phần View, điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể sử dụng các tính năng của ASP.NET như master pages, snippets, server controls, templates, data-binding, localization... Tuy nhiên nó không sử dụng mô hình post-back từ giao diện gửi đến server nữa, thay vào đó, bạn có thể chủ động đưa những post-back từ giao diện đó đến thẳng lớp Controller. Tóm lại, không còn viewstate hay là page lifecycle còn tồn tại trong mô hình MVC.
- Vẫn tiếp tục hỗ trợ các tính năng ASP.NET như là forms/windows authentication, URL authorization, membership/roles, output and data caching, session/profile state management, health monitoring, configuration system, the provider architecture...
Tổng kết
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp xây dựng các ứng dụng web theo hướng MVC, tôi nghĩ ASP.NET MVC Framework mới ra này sẽ là một lựa chọn tốt, rất rành mạch và dễ sử dụng. Nó cho phép bạn dễ dàng bảo trì sự phân tách giữa các thành phần trong ứng dụng, đồng thời cũng rất tốt trong công việc testing và TDD.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML