Cấp bậc tác giả:

Tin Tức Công Nghệ

Tìm sách Công nghệ thông tin tốt ở đâu?

Được viết bởi QuangIT ngày 04/11/2013 lúc 09:19 PM
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành có sự phát triển mạnh mẽ nhất, tuy nhiên lại có phần nghèo nàn nhất về chất lượng tài liệu. Các tài liệu tốt hầu hết bằng Tiếng Anh trong khi trình độ ngoại ngữ của đa phần các bạn trẻ chưa đáp ứng đủ, đặc biệt các bạn không ở Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh. Tìm sách, tài liệu tham khảo chất lượng cao về CNTT ở đâu là một câu hỏi lớn.

Tìm sách Công nghệ thông tin tốt ở đâu?

Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành có sự phát triển mạnh mẽ nhất, tuy nhiên lại có phần nghèo nàn nhất về chất lượng tài liệu. Các tài liệu tốt hầu hết bằng Tiếng Anh trong khi trình độ ngoại ngữ của đa phần các bạn trẻ chưa đáp ứng đủ, đặc biệt các bạn không ở Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh. Tìm sách, tài liệu tham khảo chất lượng cao về CNTT ở đâu là một câu hỏi lớn.

sach-cong-nghe-thong-tin-3.jpg
Thực trạng sách CNTT hiện nay
Thực trạng cho thấy, đa số tại các trường đào tạo CNTT, sinh viên vẫn học các giáo trình từ nhiều nguồn khác nhau, có những giáo trình không chính thống, và phần nhiều được thể hiện thiếu tính khoa học cần có của giáo trình. Do chuyên môn của các trường thường là đào tạo nên việc viết sách còn ít, tốc độ chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho chính trường học chứ chưa nói cung cấp ra thị trường.

Trong khi trên thị trường, sách kinh tế được thay đổi diện mạo lớn thì sách CNTT vẫn còn ít và chưa cập nhật, đặc biệt nhiều sách gặp vấn đề vi phạm bản quyền. Điều này có thể dẫn đến nội dung, hình ảnh, chất lượng in kém, từ đó khiến cho kiến thức truyền tải có phần lệch lạc. Các sách, giáo trình còn mang tính hàn lâm, xuất bản đã lâu nên kiến thức, công nghệ,…mới không được cập nhật nên kiến thức đôi khi đi chậm so với sự tiến nhanh của thời đại số.

Kết quả là kho sách CNTT của Việt Nam nhìn chung khá nghèo nàn, các đầu sách đáng kể chỉ có một số cuốn của các thầy như Quách Tuấn Ngọc (Tin học cơ bản…), Trần Đình Khang (Tin học đại cương), Nguyễn Thúc Hải (Mạng máy tính và các hệ thống mở), Đỗ Xuân Lôi (Cấu trúc dữ liệu và giải thuật), Nguyễn Văn Ba (Phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin), Nguyễn Kim Anh (Nguyên lý của các hệ cơ sở dữ liệu), Nguyễn Xuân Huy (Sáng tạo thuật toán và lập trình với C#...), Nguyễn Tiến Huy (Nhập môn công nghệ phần mềm)… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực CNTT khác chưa được viết đến.

Với sinh viên ngày nay, khi việc tự học chiếm phần lớn trong quá trình tích lũy kiến thức, sách giáo trình, sách tham khảo trở nên vô cùng quan trọng. Thiệt thòi lớn cho nhiều sinh viên CNTT là các em vẫn phải học những sách có kiến thức cũ kỹ và gần như không còn được sử dụng trong thực tiễn. Điều này vừa lãng phí cho xã hội và mất đi nhiều cơ hội phát triển của sinh viên.

Vậy tìm sách CNTT tốt ở đâu?
Tiêu chí để chọn sách CNTT tốt có thể gồm: Đầu sách uy tín từ các Nhà xuất bản lớn; Được tin dùng ở các trường học tên tuổi trên thế giới; Sách có nội dung chuẩn, phong phú, in rõ.

Theo đó, một trong những câu trả lời chính là sách dịch có bản quyền. Không phải vô cớ mà một số năm gần đây, các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam đang chuyển hướng quan tâm sang sách dịch có bản quyền. Hình thức này cho phép bên chọn sách tiếp cận được với những bản thảo tốt nhất trên thế giới. Sách thường có CD, tài liệu tham khảo, bài test phong phú, nhờ đó, việc đọc sách trở nên hiệu quả hơn. Đồng thời, vì được kiểm soát từ nước ngoài, nên đối tác Việt Nam phải đảm bảo chất lượng dịch, trình bày, in ấn.

Dẫn đầu xu hướng chuyển dịch này là Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic thuộc Đại học FPT. Mong muốn của FPT Polytechnic là tạo ra một tủ sách cấp tiến, trọn bộ, dịch chuẩn và được cấp quyền từ những Nhà xuất bản lớn nhất thế giới dành cho sinh viên FPT và các bạn đọc trẻ yêu CNTT Việt Nam.

sach-cong-nghe-thong-tin-2.jpg
FPT Polytechnic tuyển dịch những giáo trình từ các Nhà xuất bản hàng đầu thế giới.

FPT Polytechnic chọn mua bản quyền sách dịch từ những Nhà xuất bản hàng đầu như Pearson, McGraw-Hill, Cengage, Wiley…, đồng thời là các giáo trình đang được sử dụng tại trường học thuộc các quốc gia cấp tiến, như Mỹ (ĐH Michigan State; Tulsa Community College, Art Center College of Design,…), Singapore, Anh,…Ngoài ra, sách được chọn phải đảm bảo tiêu chí trình bày đơn giản, dễ thực hành, gắn với thực tiễn theo triết lý đào tạo Thực học – Thực nghiệp.

sach-cong-nghe-thong-tin.jpg
Tủ sách CNTT có bản quyền đang được xây dựng bởi FPT Polytechnic

Năm 2013, khởi đầu một kế hoạch dài hơi, Tủ sách bản quyền FPT Polytechnic đã trình làng các sách CNTT về các lĩnh vực: Tin học cơ sở - Quản trị mạng, Thiết kế website, Thiết kế đồ họa,…(Xem chi tiết tại link). Các bộ sách dự kiến ra mắt năm 2014-2015 gồm có trọn bộ Thực hành Thiết kế đồ họa chuyên ngành, Thực hành Lập trình thiết bị di động và nhiều bộ sách khác…

Vấn đề của sách dịch có bản quyền là giá có phù hợp với túi tiền không? Thực tế cho thấy sách dịch thường không rẻ hơn sách viết xuất bản chính thức và sách lậu. Công nghệ Internet phát triển tạo ra cách mạng cho giáo dục tự học. Việc tự học nhất thiết phải gắn với những tài nguyên học tập tốt và cấp tiến. Thị trường và độc giả tiêu dùng sẽ quyết định vị trí của sách dịch có bản quyền trong bức tranh học tập đang chuyển động không ngừng.

Nguồn bài viết: TinhTe

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT