Cấp bậc tác giả:

Thủ Thuật Công Nghệ

Phân biệt Quick Format và Full Format

Được viết bởi QuangIT ngày 18/01/2014 lúc 07:45 AM
Trên máy tính Windows, bạn có hai lựa chọn để định dạng bộ nhớ: Quick Format (định dạng nhanh) và Full Format. Vậy hai kiểu định dạng dữ liệu này khác nhau như thế nào? Khi nào thì nên chọn Quick Format và Full Format?

Phân biệt Quick Format và Full Format

Trên máy tính Windows, bạn có hai lựa chọn để định dạng bộ nhớ: Quick Format (định dạng nhanh) và Full Format. Vậy hai kiểu định dạng dữ liệu này khác nhau như thế nào? Khi nào thì nên chọn Quick Format và Full Format?

Quick Format khác Full Format như thế nào?

Theo How To Geek, thực chất định dạng bộ lưu trữ có hai dạng: Thứ nhất là định dạng ở mức độ thấp (low level format) là quá trình chia nhỏ ổ đĩa ra thành nhiều phần (gọi là sector hay ô nhớ) mà hệ điều hành có thể truy xuất. Thường thì ổ đĩa đã được định dạng mức độ thấp sẵn từ nhà sản xuất, với dung lượng một sector là 512 byte hoặc 4096 byte. Người dùng thông thường không thể định dạng ổ đĩa ở mức độ thấp.

Quick Format

format-backup.jpg

Định dạng ở mức độ cao (high level format) là quá trình hệ điều hành ghi một cấu trúc tập tin hệ thống lên đĩa. Có rất nhiều cấu trúc tập tin, phố biến trên Windows có FAT (File Allocation Table), FAT32 hay NTFS, còn ở Mac OS thì có HFS+. Khi thực hiện định dạng mức độ cao, đầu tiên hệ thống sẽ ghi một sector có chức năng khởi động (boot sector) vào sector đầu tiên của ổ đĩa, sau đó các sector tiếp theo sẽ được ghi theo định dạng FAT. Ngoài ra, việc định dạng mức độ cao còn có thể bao gồm việc quét ổ đĩa để tìm ra sector bị lỗi (bad sector), hay ghi giá trị 0 lên tất cả sector trong ổ.

Khi bạn lựa chọn Quick Format, những gì hệ điều hành thực sự làm là xóa các thông tin về cấu trúc tập tin ở các sector đã có dữ liệu, giúp cho sau này hệ thống có thể ghi đè lên các sector đó. Như vậy, dữ liệu ở các ô này chưa thực sự bị xóa. Điều này có nghĩa là nếu như bạn chọn quick format thì dữ liệu bạn tưởng rằng đã xóa vẫn có thể được khôi phục.

Trong khi đó nếu chọn Full Format, hệ điều hành sẽ thực hiện thêm thao tác kiểm tra sector lỗi. Từ hệ điều hành Windows Vista, Full Format còn thực hiện thêm việc ghi giá trị 0 lên tất cả sector, và đây mới đúng là thao tác xóa dữ liệu thực sự. Việc truy cập tất cả sector trên ổ đĩa tốn rất nhiều thời gian, nên full format thường lâu hơn hẳn so với quick format.

Vậy trong những trường hợp nào thì bạn nên chọn Full Format?

Bạn nên chọn Full Format nếu trong ổ có những dữ liệu nhất định phải tiêu hủy. Như đã nói ở trên, một lệnh Quick Format sẽ không xóa hoàn toàn dữ liệu trên ổ, và những phần mềm đặc biệt có thể khôi phục những dữ liệu này.

Một trường hợp khác nên chọn Full Format là khi bạn muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của ổ đĩa. Với lệnh Full Format, mọi sector đều sẽ được truy xuất, và nếu như có một sector bị lỗi thì hệ thống sẽ nhận ra. Với lệnh Quick Format, không phải sector nào cũng được rà soát, và kể cả khi bạn đã định dạng nhanh thành công thì vẫn có khả năng tồn tại sector lỗi.

Nguồn bài viết: vnreview

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT