Cấp bậc tác giả:

JAVA

Quy ước về cách đặt tên trong Java

Được viết bởi webmaster ngày 18/02/2014 lúc 01:30 PM
Các quy ước khi lập trình là rất nhỏ, tuy nhiên nếu ta không có một thói quen lập trình tốt thì việc debug hay làm việc nhóm sẽ trở nên khó khăn.
  • 0
  • 24654

Quy ước về cách đặt tên trong Java

Các quy ước về cách đặt tên:
  • Đặt tên cho các gói (package) nên bằng chữ in thường toàn bộ:
Ex: mypackage, com.company.application.ui
  • Tên cho các kiểu dữ liệu phải là danh từ, và được viết rõ ràng bởi các từ bắt đầu bằng 1 ký tự in hoa:
Ex: Line, AudioSystem…
  • Tên biến phải bắt đầu bằng một ký tự in thường, các từ tiếp theo được bắt đầu bằng một ký tự in hoa:
Ex: line, audioSystem…
  • Tên hằng phải đặt toàn bộ là chữ in hoa, các từ tách biệt nhau bởi ký tự gạch dưới “_”.
Ex: MAX_ITERATIONS, COLOR_RED…
  • Tên của các phương thức phải là động từ bắt đầu bằng 1 ký tự in thường và các từ tiếp sau được viết rõ ràng bởi các từ bắt đầu bằng 1 kí tự in hoa:
Ex: getName(), computeTotalWidth()…
  • Những từ viết tắt không nên viết toàn các ký tự in hoa (trừ khi nó nằm trong tên hằng).
exportHtmlSource(); // NOT: exportHTMLSource();
openDvdPlayer(); // NOT: openDVDPlayer();
  • Tên các biến cục bộ của lớp nên kết thúc bằng hậu tố “_”
class Person {
private String name_; ...
}
  • Tất cả các tên nên được viết bằng Tiếng Anh
  • Những biến phạm vi rộng nên đặt tên dài, những biến phạm vi hoạt động hẹp (cục bộ) nên đặt tên ngắn.
Ex: numOfEmployees -> Phạm vi rộng, tmp -> Phạm vi hẹp…
  • Từ khóa “set/get” phải được đặt trong các phương thức truy cập trực tiếp đến thuộc tính:
Ex: getName(), setSalary(int)…
  • Tiền tố “is” nên được sử dụng trong các phương thức, hoặc Wilted Flower các biến[/w] kiểu boolean:
Ex: isEmpty, isOpen…
  • Tiền tố “compute” có thể được sử dụng cho các phương thức tính toán:
Ex: valueSet.computeAverage(); matrix.computeInverse();
  • Từ khóa “find” có thể được sử dụng trong các phương thức tìm kiếm:
Ex: vertex.findNearestVertex(); matrix.findSmallestElement(); node.findShortestPath(Node destinationNode);
  • Các biến JFC (Java Swing) nên được đặt hậu tố là kiểu đối tượng:
Ex: widthScale, nameTextField, leftScrollbar, mainPanel, fileToggle, minLabel, printerDialog
  • Tập hợp nhiều đối tượng nên được đặt tên ở số nhiều:
Ex: Collection<Point> points; int[values];
  • Những biến chỉ số lượng đối tượng nên có tiền tố “n”:
Ex: nPoints, nLines…
  • Những phần bổ sung nên được sử dụng:
Ex: get/set, add/remove, create/destroy, start/stop, insert/delete, increment/decrement, old/new, begin/end, first/last, up/down, min/max, next/previous, old/new, open/close, show/hide, suspend/resume, etc.

Nguồn bài viết: DOTNET.VN

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML