Cấp bậc tác giả:

Tin Tức Công Nghệ

Các nhà khoa học phát minh thành công bóng đèn dẻo dùng công nghệ mới - hiệu quả hơn đèn LED

Được viết bởi QuangIT ngày 05/12/2012 lúc 07:59 AM
Đội ngũ những nhà khoa học tại đại học Wake Forest University, bắc Carolina, Mỹ, vừa qua đã chế tạo thành công một loại bóng đèn dẻo mới, hứa hẹn mang lại hiệu năng tương tự như đèn LED hiện nay.

Các nhà khoa học phát minh thành công bóng đèn dẻo dùng công nghệ mới - hiệu quả hơn đèn LED

denled.png
Đội ngũ những nhà khoa học tại đại học Wake Forest University, bắc Carolina, Mỹ, vừa qua đã chế tạo thành công một loại bóng đèn dẻo mới, hứa hẹn mang lại hiệu năng tương tự như đèn LED hiện nay. Theo đó, nhóm phát minh cho biết loại bóng đèn phát sáng này sử dụng công nghệ polymer quang điện (FIPEL) - cho phép tạo ra ánh sáng khi dòng điện chạy những lớp nhựa nano. Những nhà sáng chế cũng khẳng định rằng loại bóng đèn mới này dễ dát mỏng, có tính dẻo cao - điều này cho phép họ có thể tạo nên nhiều hình dạng, tương tự như bóng đèn huỳnh quang compact hiện nay. Bên cạnh đó, cũng bởi vì có đặc tỉnh dẻo, uốn cong, và sử dụng công nghệ mới nên bóng đèn này sẽ không hề dễ vỡ, cũng như không phát ra âm thanh (mỗi khi bật đèn) và không nhấp nháy như đa số các sản phẩm cùng loại hiện trên thị trường.

Người sáng chế ra công nghệ FIPEL, tiến sĩ David Carroll, tin tưởng đây chính là những giải pháp mới khắc phục những khuyết điểm trên đèn LED ngày nay như dễ vỡ, tan chảy khi người dùng chỉnh độ sáng quá cao. Hơn nữa, ngược với các bóng đèn LED thường phát ra những tia sáng có ánh xanh nhạt, gây khó chịu với mắt người trong một vài trường hợp, đèn sử dụng công nghệ FIPEL cho ánh sáng tương tự như ánh sáng mặt trời tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái và không bị căng mắt khi ta đọc sách hay văn bản.

Hiện nhóm đã bắt tay với một số đối tác chịu trách nhiệm đứng ra sản xuất thương mại, dự kiến chúng ta sẽ thấy loại bóng đèn dẻo này xuất hiện vào năm 2013.
Trên thực tế, FIPEL (viết tắt của từ Field-induced Polymer Electroluminescent) là một công nghệ đã khá cũ liên quan đến việc phát ra ánh sáng nhờ một dòng điện chạy qua lớp polymer bán dẫn được gọi là Poly Vinylcarbozole - tuy nhiên cường độ ánh sáng có được là rất yếu và không thể tạo nên bóng đèn dựa vào công nghệ đó. Nhưng bây giờ, bằng việc tăng lượng polymer với những ống nano carbon, nhóm chế tạo đã gia thăng thành công độ sáng của polymer khi dòng điện chay qua lên 5 lần - đủ điều kiện để cho ra đời một bóng đèn phát sáng dựa trên FIPEL.

Nguồn bài viết: Tinh Tế

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT