Cấp bậc tác giả:

DOTNET

Quan hệ C# và Database: SqlDataReader & Dataset

Được viết bởi QuangIT ngày 13/08/2012 lúc 07:20 PM
Qua hai bài viết trước của loạt bài về quan hệ giữa C# và Database đã giới thiệu về cách kết nối C# với SQL server và SqlCommand. Trong bài tiếp theo này sẽ tập trung trình bày về DataReaders và Dataset, ưu và khuyết điềm của chúng.
  • 0
  • 22289

Quan hệ C# và Database: SqlDataReader & Dataset

Qua hai bài viết trước của loạt bài về quan hệ giữa C# và Database đã giới thiệu về cách kết nối C# với SQL server và SqlCommand. Trong bài tiếp theo này sẽ tập trung trình bày về DataReaders và Dataset, ưu và khuyết điềm của chúng.

1.Data Readers

Khi bạn kết nối tới cơ sở dữ liệu và thi hành các query, dữ liệu thu nhận được cần phải có một ai đó xử lý, chứ không lẽ kết nối đến SQL thêm, xóa, sửa.. xong rồi lại không biết được kết quả đúng hay sai, có thực hiện được hay không, ít ra chúng ta phải xuất kết quả ra để theo dõi đúng không. Như vậy cần phải có một đối tượng thu nhận các thông tin, đó chính là DataReaders

Trong bài trước mình có trình bày 1 ví dụ về có liên quan đến DataReaders nội dung ví dụ như sau: 


using System;
using System.Data;
using System.Configuration;
using System.Collections;
using System.Web;
using System.Web.Security;
using System.Web.UI;
using System.Web.UI.WebControls;
using System.Web.UI.WebControls.WebParts;
using System.Web.UI.HtmlControls;
using System.Data.SqlClient;

public partial class Database : System.Web.UI.Page
{
protected void Page_Load(object sender, EventArgs e)
{
string strHTML = "";
strHTML+="<table border=\"0\" width=\"550\" cellspacing=\"1\" cellpadding=\"0\" bgcolor=\"#999966\" id=\"table2\">";
strHTML+=" <tr>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#CC3300\" align=\"center\"><font color=\"#FFFFFF\">CustomerID</font></td>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#CC3300\" align=\"center\"><font color=\"#FFFFFF\">CompanyName</font></td>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#CC3300\" align=\"center\"><font color=\"#FFFFFF\">ContactName</font></td>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#CC3300\" align=\"center\"><font color=\"#FFFFFF\">Country</font></td>";
strHTML+=" </tr>";
// Khai báo chuỗi kết nối
string connectString = @"Server =.\SQL2005;Initial Catalog=Northwind;User ID=sa;Password=******";
// Khai báo câu truy vấn
string sql = @"SELECT TOP 10 CustomerID, CompanyName, ContactName, Country FROM Customers ";
// Tạo một connection tới máy chủ
SqlConnection conn = new SqlConnection(connectString);
try
{
conn.Open();
SqlCommand cmd = new SqlCommand(sql, conn);
SqlDataReader reader = cmd.ExecuteReader();
while (reader.Read())
{
strHTML += " <tr>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#FFFFFF\">" + reader[0]+ "</td>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#FFFFFF\">" + reader[1] + "</td>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#FFFFFF\">" + reader[2] + "</td>";
strHTML += " <td bgcolor=\"#FFFFFF\">" + reader[3] + "</td>";
strHTML += " </tr>";
}
reader.Close();//Đóng SqlDataReader
}

catch (SqlException ex)
{
Console.WriteLine("Error: " + ex);
}
finally
{
conn.Close();
}
strHTML += "</table>";
Literal1.Text = strHTML;
}
}
Kết quả thu được là các thông tin của trong câu lệnh 
SELECT TOP 10 CustomerID, CompanyName, ContactName, Country FROM Customers 
Với câu lệnh truy vấn trên nó sẽ trả về 10 bản ghi trong bảng Customers bạn có thể thấy muốn lấy dữ liệu là cột CustomerID bạn dùng reader[0]; 0 ở đây là vị trí Index theo thứ tự (Index được bắt đầu từ 0) trong thứ tự các cột của câu truy vấn, Trong ví dụ của bài trước bạn thấy muốn lấy dữ liệu của cột CustomerID Mình dùng reader[0].GetValue(0) Ngoài cách dùng index để hiển thị dữ liệu bạn cũng có thể dùng trực tiếp tên cột như sau: reader["CustomerID"]. Tới đây chắc các bạn cũng đã nắm được vị trí index trong reader rồi nhỉ. Bạn sẽ thấy rằng hai cách hiển thị sẽ cho kết qua như nhau nhưng theo mình bạn nên dùng trực tiếp tên cột vì đôi khi trong lập trình bạn thay đổi thứ tự hiển thị trong câu truy vấn SQL.

Lưu ý:
- Thông thường data reader mà phải xử lý thông qua phương thức ‘ExecuteReader’ của một đối tượng command.
- Một DataReader có thể gọi là một stream đã kết nối tới cơ sở dữ liệu đọc dữ liệu hiệu quả, theo một chiều và thu nhận dữ liệu theo từng dòng (row). Quy tắc chung khi sử dụng data reader dơn giản là chỉ thu nhận và trình bày kết quả thu được. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa dataReader và DataSet.

2.DataSet và DataAdapter

2.1.Dataset
Trong lúc làm việc ta không thể nào kết nối liên tục đến DataSource việc làm này rất tốn tài nguyên của máy, chính vì lẽ đó mà .Net cung cấp cho bạn DataSet mục đích là lưu trữ dữ liệu và chỉnh sửa cục bộ. Tức là toàn bộ thông tin từ DataSource vẫn còn được lưu trữ trên DataSet khi ta đã ngắt kết nối. Bạn hoàn toàn có thể thao tác trên DataSet như xem, chỉnh sửa sau đó update dữ liệu lại cho DataSource. Nếu khi bạn không update thì việc thao tác trên Dataset sẽ không ảnh hưởng gì đến DataSource cả!
DataSet được lưu trữ dưới dạng tập hợp các Tables và bạn cần xử lý thông qua các lớp của Tables là DataRow, DataColumn.
Có nhiều cách xử lý DataSet nhưng nổi bậc hơn hẳn là 2 cách sử dụng:
- Sử dụng DataAdapter
- Sử dụng XML (cái này sẽ được trình bày trong bài viết sau)

2.2. DataAdapter:
DataAdapter được hiểu nôm na, như là cầu nối và truyền tải dữ liệu giữa dataSet và dataSource. Mối quan hệ này được biểu diễn như sau: DataSource ~ DataAdapter ~ DataSet

Bạn xem ví dụ sau:
Trong trang aspx bạn cần tạo 1 gridview để hiển thị dữ liệu: 

<%@ Page Language="C#" AutoEventWireup="true" CodeFile="DataSetDemo.aspx.cs" Inherits="DataSetDemo" %>
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" >
<head runat="server">
<title>hmweb.com.vn</title>
</head>
<body>
<form id="form1" runat="server">
<div>
<asp:GridView ID="GridView1" runat="server" BackColor="White" BorderColor="#CCCCCC"
BorderStyle="None" BorderWidth="1px" CellPadding="3">
<RowStyle ForeColor="#000066" />
<FooterStyle BackColor="White" ForeColor="#000066" />
<PagerStyle BackColor="White" ForeColor="#000066" HorizontalAlign="Left" />
<SelectedRowStyle BackColor="#669999" Font-Bold="True" ForeColor="White" />
<HeaderStyle BackColor="#006699" Font-Bold="True" ForeColor="White" />
</asp:GridView>

</div>
</form>
</body>
</html>
Trong CodeFile (Code behind) bạn viết như sau: 

using System;
using System.Data;
using System.Configuration;
using System.Collections;
using System.Web;
using System.Web.Security;
using System.Web.UI;
using System.Web.UI.WebControls;
using System.Web.UI.WebControls.WebParts;
using System.Web.UI.HtmlControls;
using System.Data.SqlClient;
public partial class DataSetDemo : System.Web.UI.Page
{
protected void Page_Load(object sender, EventArgs e)
{
DataTable dtb = new DataTable();
dtb = DemoDataSet();
GridView1.DataSource = dtb;
GridView1.DataBind();
}
private DataTable DemoDataSet()
{
DataTable dtbTmp = new DataTable();
// Tạo connection string
string connString = @"Server =.\SQL2005;Initial Catalog=Northwind;User ID=sa;Password=******";
// Tạo SQL query
string sql = @"SELECT TOP 8 CustomerID, CompanyName, ContactName, Country FROM Customers ";
// Tạo connection
SqlConnection conn = new SqlConnection(connString);
try
{
// Mở kết nối
conn.Open();
// Tạo một Adapter
SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(sql, conn);
// Tạo DataSet
DataSet ds = new DataSet();
// Đổ dữ liệu DataSet
da.Fill(ds, "Customers");
// Tạo DataTable từ dataSet
dtbTmp = ds.Tables[0];
}
catch (Exception e)
{
// Bắt lỗi
Console.WriteLine(e.Message);
}
finally
{
// Đóng kết nối
conn.Close();
}
return dtbTmp;
}
}
Trong ví dụ trên mình dùng chỉ số index (ds.Tables[0]) để bạn hiểu rằng DataSet là một tập hợp nhiều DataTable. Khi bạn dùng da.Fill(ds, "Customers") Như vậy ngoài cách sử dụng index bạn cũng có thể sử dụng tên đã khai báo như sau: dtbTmp = ds.Tables["Customers"];

Chạy chương trình xong ta thấy, kết quả xuất ra như sau: (Bạn có thể nhấn vào đây để down mã nguồn ví dụ trên để tham khảo)

Như vậy kết quả không khác mấy khi dùng SqlDataReader, nên nhớ rằng khi bạn thực hiện với mục đích xuất thông tin ra thôi thì nên dùng SqlDataReader để thay thế cho DataSet, vì sẽ tiết kiệm được thời gian và tài nguyên. Ví dụ trên nhằm mình họa một trong những tính năng của DataSet. Như vậy DataSet có điểm gì nổi bậc hơn SqlDataReader, điểm nổi bậc ở đây chính là khả năng tùy biến cao, có thể chỉnh sửa CSDL và lưu lại vào DataSource.
Bạn hãy xem ví dụ sau: 

private void DataSetInsertAndView()
{
// Tạo connection strin
string connString = @"Server =.\SQL2005;Initial Catalog=Northwind;User ID=sa;Password=******";
// Tạo SQL query 
string ins = @"INSERT INTO employees (firstname, lastname, titleofcourtesy, city, country) VALUES
(@firstname, @lastname, @titleofcourtesy, @city, @country) ";
// Tạo connection
SqlConnection conn = new SqlConnection(connString);
try
{
// Tạo Adapter
SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(qry, conn);
// Tạo và lấp đầy DataSet
DataSet ds = new DataSet();
da.Fill(ds, "employees");
// Lấy thông tin Table vào DataTable
DataTable dt = ds.Tables["employees"];
// Tạo thêm row mới
DataRow newRow = dt.NewRow();
newRow["firstname"] = "Bui";
newRow["lastname"] = "Hung";
newRow["titleofcourtesy"] = "AND";
newRow["city"] = "HaNoi";
newRow["country"] = "Viet Nam";
dt.Rows.Add(newRow);
// Hiển thị thông tin các rows trong DataSet sau khi thêm vào
foreach (DataRow row in dt.Rows)
{
Literal1.Text = row["firstname"].ToString().PadRight(15) + "|";
Literal1.Text += row["lastname"].ToString().PadLeft(15) + "|";
Literal1.Text += row["city"];
}
// Làm việc với Insert
SqlCommand cmd = new SqlCommand(ins, conn);
cmd.Parameters.Add("@firstname", SqlDbType.NVarChar, 10, "firstname");
cmd.Parameters.Add("@lastname", SqlDbType.NVarChar, 20, "lastname");
cmd.Parameters.Add("@titleofcourtesy", SqlDbType.NVarChar, 25, "titleofcourtesy");
cmd.Parameters.Add("@city", SqlDbType.NVarChar, 15, "city");
cmd.Parameters.Add("@country", SqlDbType.NVarChar, 15, "country");
// Tiến hành insert vào database Source
da.InsertCommand = cmd;
da.Update(ds, "employees");
}
catch (Exception e)
{
// Bắt lỗi
Console.WriteLine(e.Message);
}
finally
{
// Đóng kết nối
conn.Close();
}
}
Qua ví dụ trên bạn có thể nhận thấy DataSet khá linh hoạt, thông qua việc đổ dữ liệu từ dataSet đến các Tables, chúng ta có thể xem thông tin, chỉnh sửa thông tin và khi chỉnh sửa xong có thể update cho DataSource. Nếu các bạn nào tinh ý sẽ thấy quá trình trên thêm vào thực hiện quá dài cứ lập đi lặp lại việc cmd.Parameters.Add,để giải quyết vấn để này .NET cung cấp cho ta SqlCommandBuilder
Bạn xem ví dụ sau:
private void DataSetInsertAndView()
{
// Tạo connection string
string connString = @"Server =.\SQL2005;Initial Catalog=Northwind;User ID=sa;Password=******";
// Tạo SQL query 
string ins = @"INSERT INTO employees (firstname, lastname, titleofcourtesy, city, country) VALUES
(@firstname, @lastname, @titleofcourtesy, @city, @country) ";
// Tạo connection
SqlConnection conn = new SqlConnection(connString);
try
{
// Tạo Adapter
SqlDataAdapter da = new SqlDataAdapter(qry, conn);
// Tạo commandbuider
SqlCommandBuilder cb = new SqlCommandBuilder(da);
// Tạo và lấp đầy DataSet
DataSet ds = new DataSet();
da.Fill(ds, "employees");
// Lấy thông tin Table vào DataTable
DataTable dt = ds.Tables["employees"];
// Tạo thêm row mới
DataRow newRow = dt.NewRow();
newRow["firstname"] = "Pi";
newRow["lastname"] = "Pi_Pi";
newRow["titleofcourtesy"] = "AND";
newRow["city"] = "UITS";
newRow["country"] = "Viet Nam";
dt.Rows.Add(newRow);
// Hiển thị thông tin các rows trong DataSet sau khi thêm vào
foreach (DataRow row in dt.Rows)
{
Literal1.Text = row["firstname"].ToString().PadRight(15) + "|";
Literal1.Text += row["lastname"].ToString().PadLeft(15) + "|";
Literal1.Text += row["city"];
}
//Nhờ sử dụng SqlCommandBuilder mà ta update rất nhanh
da.Update(ds, "employees");
}
catch (Exception e)
{
// Bắt lỗi
Console.WriteLine(e.Message);
}
finally
{
// Đóng kết nối
conn.Close();
}
}
// Trong hai ví dụ trên mình có tạo 1 <asp:Literal ID="Literal1" runat="server" /> để khi chạy sẽ hiển thị dữ liệu. Để chạy thử hàm trong ví dụ trên bạn chỉ cần đưa nó lên hàm Page_Load: DataSetInsertAndView();

3.Tổng kết và So sánh giữa DataSet và DataReader

3.1. DataReader:

-Ưu điểm: Thực thi nhanh, ít tốn tài nguyên hơn so với DataSet rất nhiều
-Khuyết Điểm: Tùy biến không cao, thường dùng để lấy dữ liệu và trình bày, hạn chế chỉnh sửa CSDL

3.2. DataSet
- Ưu điểm: Tùy biến cao, có thể chỉnh sửa CSDL rất tiện lợi
-Khuyết điểm: Như đã trình bày, hơi tốn tài nguyên

Lời khuyên: Tùy vào từng trườn hợp, từng mục đích mà ta có thể quyết định chọn cái nào, tránh lạm dụng quá khả năng một cái, phải biết kết hợp hài hòa. Thông thường khi bạn xuất CSDL viết dưới dạng XML, sau đó thao tác trên XML thì bạn nên sử dụng DataReader để phát huy sức mạnh của nó.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về SqlDataReader & Dataset.

Nguồn bài viết: hmweb

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML