Cấp bậc tác giả:

Thủ Thuật Công Nghệ

Hướng dẫn cài đặt Mi Wifi Router Mini

Được viết bởi webmaster ngày 19/02/2016 lúc 11:39 PM
Xiaomi Mi Wifi Router Mini là phiên bản rút gọn của bộ định tuyến to như cái phích được lắp kèm ổ HDD 1TB mà hãng đã cho ra mắt trước đó. Tuy nhiên ở phiên bản Mini, ngoài việc là 1 sự lựa chọn tiết kiệm hơn về chi phí thì những tính năng cũng không bị cắt giảm đi nhiều

Hướng dẫn cài đặt Mi Wifi Router Mini

I. Đánh giá

Về thiết kế:

Chọn cho mình một hướng thiết kế sao chép sản phẩm Magic Trackpad của Apple, chiếc router này của Xiaomi đã nhận được không ít gạch đá từ cộng đồng mạng. Xét trên phương diện tích cực, thiết kế này là một cách tân về mảng thiết bị mạng, nó thu hút ánh nhìn của mọi người ngay từ lần đầu tiên.

Tuy nhiên, điểm mình không đánh giá cao là chiếc router sử dụng chất liệu vỏ nhựa nhám và dễ bám bẩn, cực kì khó tẩy rửa, nhất là những vết bẩn cứng đầu như mực bút bi, sơn hay thậm chí vết bẩn trên tay bám vào cũng khó để lau chùi cho sạch. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu như ta chọn 1 phiên bản màu đen.

2 râu ăng-ten của router đóng vai trò thu phát sóng có thể điều chỉnh theo các hướng lên xuống, mặc dù hướng chiếu ăng-ten có bị hạn chế bởi thiết kế nhưng không vì thế mà chất lượng phát sóng bị kém. Đầu khớp di chuyển hướng của ăng-ten có chi tiết kim loại vân tròn đồng tâm. Chưa chắc chắn chi tiết này có phải là một trong những thành phần phát sóng hay không những nó cũng đóng góp vào thiết kế của chiếc router một điểm nhấn rất ấn tượng.

Chúng ta sẽ có 3 cổng LAN ở mặt sau, 1 cổng kết nối với adapter nguồn, ngoài ra còn có 1 cổng USB 2.0 ở đây nữa, tính năng của nó thế nào mình sẽ nói ở phía sau. Bên cạnh đây là 1 cái lỗ là nút factory reset cục router này. Phòng trường hợp ta quên mất mật khẩu mới phải dùng đến.

Mặt trước của router có 1 đèn LED thông báo trạng thái, đèn này sẽ có màu đỏ khi router chưa sẵn sàng hoạt động và có đèn xanh khi nó hoạt động bình thường.

Mặt dưới của router được thiết kế lỗ rỗ như dép tổ ong, chi tiết này sẽ giúp cho router tản nhiệt tốt hơn trong khi hoạt động. Bên trong nó cũng có CPU và RAM nên cũng tỏa ra 1 lượng nhiệt không hề nhỏ.

Tổng quan thì mình đánh giá chiếc Xiaomi Mi Wifi router mini có thiết kế rất đẹp, cực sang chảnh khi đặt nó trên bàn làm việc. Nếu mới bắt gặp lần đầu chắc ai cũng nghĩ nó là một thiết bị gì đó đại loại rất tinh vi và hiện đại chứ không đơn thuần là một cục phát wifi.

Hiệu năng phát sóng:

Nếu bạn đang tìm cho mình một cục phát wifi có cường độ phát tín hiệu mạnh, sử dụng trong môi trường có nhiều tường, cửa chắn. Bạn đang đau đầu vì wifi không phủ khắp nhà mà chỉ được 1-2 tầng cần kết nối mạnh hơn thì Mi wifi router mini chính là sự lựa chọn số 1 về cả chất lượng và giá thành.

Nó sử dụng đến 2 băng tần Wifi cực mạnh với 1 băng tần 2,4G chuẩn wifi 802.11n (300Mb/s), và một băng tần 5G chuẩn wifi 802.11ac tiên tiến nhất lên tới 867Mb/s. Mỗi băng tần lại có tới tận 2 kênh sóng, tức là 2x2 luôn. Các bạn lưu ý là một chiếc router khá phổ thông của TP-Link là WR740N có giá giao động khoảng 400 ngàn đồng chỉ đạt được đến mức đường truyền 150 Mb/s.

Chuẩn Wifi wifi 802.11ac được sử dụng là chuấn wifi mới nhất, mạnh nhất, nó có sức mạnh gấp 3 lần so với chuẩn 802.11n phổ thông. Chuẩn này mới được Apple đưa vào sử dụng cho các thiết bị Macbook của mình 2 năm gần đây.

Chiếc router này phát được đến 2 mạng wifi cùng 1 lúc. Tuy nhiên 2 băng tần lại có độ phát xa gần và cường động mạnh khác nhau. Chẳng hạn như băng tần 2,4G, nếu đặt từ tầng 1 thì lên tới tận tầng 4 tầng 5 vẫn bắt được tốt trong khi băng tần 5G lại chỉ phát được tín hiệu đến tầng 2 hoặc cùng lắm là đến tầng 3.

Băng tần 5G có khả năng truyền tải lượng dữ liệu lớn hơn nhưng độ rộng thì chỉ ở trong 1 phạm vi nhất định, băng tần này thích hợp với các bạn ở phòng khách, muốn stream nội dung không dây từ màn hình điện thoại lên TV chẳng hạn. Mình đã thử stream từ điện thoại lên TV thông qua miracast trên 1 chiếc router TP-Link WR740N thì hình hiển thị bị trễ và giật, không mượt như những gì nhìn thấy trên điện thoại, nhưng nếu stream bằng cục router đến từ Xiaomi này qua băng tần 5G, độ trễ sẽ gần như là không.

Thế còn băng tần 2.4G thì sao? trên lý thuyết thì khả năng stream không tốt như băng tần 5G nhưng thử nghiệm thực tế mình thấy cũng không có nhiều sự khác biệt, chỉ có duy nhất là download và upload nội dung qua mạng LAN nội bộ, băng tần 5G cho tốc độ cao gần gấp 3.

Tuy nhiên băng tần 2.4G này lại có tầm phát rất xa, ngày trước mình rất đau đầu về việc wifi để ở tầng 2 nhung tầng 4 không bắt được thì nay đã vô cùng thoải mái, wifi phủ căng đét khắp nhà. Bất kể mình đóng cửa các phòng kín mít.

Cấu hình:

Điều khiển bên trong cả 2 băng tần này là 1 con CPU đến từ hãng sản xuất Mediatek với mã hiệu MT7620A, kèm theo đó là bộ nhớ RAM lên tới 128MB.

Với lượng RAM lớn như thế này, chiếc router có thể phục vụ cho cùng 1 lúc hàng vài chục thậm trí lên đến cả 1 trăm thiết bị truy cập cùng 1 lúc mà không lo hiện tượng nghẽn mạng, người vào được người không như trên các thiết bị khác.

Một chiếc router phổ thông hiện nay chỉ có vài MB đến 16MB RAM là cao. Con số 128MB RAM chỉ xuất hiện trên những bộ định tuyến wifi cao cấp có giá cắt cổ hàng vài triệu đồng.

Tính năng:
Từ trang điều khiển router 192.168.31.1 mặc định của nhà sản xuất, ta có thể quản lý được tất cả các nội dung về đường truyền, các thiết bị được kết nối một cách dễ dàng, tuy nhiên ngôn ngữ hiển thị lại bằng tiếng Trung, mình sử dụng trình duyệt Google Chrome translate sang tiếng Việt cho dễ nhìn.
  • Ta có thể quản lý thiết bị đầu cuối, cho phép, bật tắt thiết bị kết nối từ trang này.
  • Đo đường truyền băng thông
  • Đặt danh sách cho phép, danh sách chặn
  • Chuyển sang chế độ repeater để phát lại wifi từ tín hiệu khác
  • Hướng dẫn thiết lập các bạn có thể xem ở đây.
Chi tiết trải nghiệm các tính năng các bạn vui lòng xem video Review.

Tính năng nổi bật nhất đó là kết nối thiết bị lưu trữ vào cổng USB trên router.

Sau khi đã kết nối, ta có thể quản lý file trên thiết bị được cắm vào, xem phim, ảnh, nghe nhạc thông qua wifi phát từ ổ cứng hay USB được kết nối.

Mình thử nghiệm xem trên điện thoại, gần như không có độ trễ, tua đi tua lại dễ dàng không giật lag. Có cảm giác như đang chơi offline ngay trên bộ nhớ máy. (xem video Review)

Tuy nhiên trình điều khiển, quản lý router trên điện thoại (Android/iOS) hay máy tính vẫn còn bằng tiếng Trung, chưa có ngôn ngữ tiếng Anh hay tiếng Việt, khá bất tiện.

Một tính năng hay nữa là bạn có thể download file, kéo torrent trên router một cách độc lập. Bạn chỉ cần dán link download vào phần mềm quản lý router trên máy tính rồi tắt đi hoặc tắt máy tính và đểu router hoàn thành công việc của mình. Router sẽ tự động download file vào thiết bị được gắn vào quả cổng USB rồi gửi thông báo đến điện thoại sau khi đã download thành công. (xem video Review)

Tính năng download độc lập này rất thích hợp với bạn nào hay kéo phim, có thể cho máy tính nghỉ ngơi, lại tiết kiệm điện năng.

Tổng kết:

Xiaomi Mi wifi router mini là một chiếc máy phát wifi có thiết kế đẹp, kiểu dáng hiện đại. Phần cứng của nó mạnh mẽ, cường độ phát sóng tốt. Nếu các bạn tìm mua một chiếc router nhiều tính năng cao cấp, có thể phủ wifi rộng khắp cho cả căn nhà tầng lớn nhiều tường chắn thì đây là 1 sự lựa chọn vô cùng hợp lý.

Ưu điểm:
  • Thiết kế đẹp
  • Hiệu năng phát sóng tốt
  • Phát cùng 1 lúc 2 băng tần wifi khác nhau
  • Quản lý, cài đặt trên nền web dễ dàng
  • Được cập nhật phần mềm thường xuyên
Nhược điểm:
  • Chất liệu nhựa dễ bám bẩn và khó lau chùi
  • Những phần mềm điều khiển chỉ có tiếng Trung (có bản tiếng Anh nhưng được patch lại, không phải chính thức)
  • Chỉ có 3 cổng LAN, trong đó 1 LAN tổng là chỉ còn lại 2
II. Hướng dẫn cài đặt:

Bước 1: Chuẩn bị

- 01 thiết bị Mi Wifi Router Mini
- 01 Điện thoại thông minh/ Máy tính bảng/ Máy tính có bắt được wifi (Nếu máy tính không có kết nối Wifi thì phải chuẩn bị thêm dây cáp mạng).
- Mạng Internet

Bước 2: Cài đặt Mi Wifi Router
Cắm nguồn vô cho Mi Router (đèn cam trên thiết bị sẽ sáng)
Mở wifi trên Điện thoại hoặc Máy tính để tìm sóng Wifi của Mi Router phát ra (khoảng 2-3 phút). Nếu bạn cài bằng máy tính không có Wifi thì bạn phải cắm dây vào cổng LAN.

router-02.jpg

Mở trình duyệt Web lên và nhập vào địa chỉ IP 192.168.31.1 hoặc Miwifi.com ( Nên sử dụng bằng trình duyệt Chrome trên điện thoại và Coccoc trên máy tính sẽ giúp bạn dịch hoàn toàn ra tiếng Việt).

router-03.jpgrouter-032.jpg

Bước đầu khi kết nối vào Wifi do chưa có mạng nên trình duyệt Web Chrome chưa dịch được. Đến khi bạn cài đặt Tên Wifi và Password xong thì Chrome sẽ dịch sang Tiếng Việt.
Lưu ý: Ở giao diện truy cập có thể khác nhau theo từng phiên bản của Router. Điều này các bạn không phải lo lắng, không ảnh hưởng gì. Hình ảnh phía trái là phiên bản đầu tiên của Router khi chưa cập nhật gì. Hình ảnh bên phải là phiên bản khác khi đã nâng cấp.


router-31.jpg
router-32.jpg

Xác nhận xong hệ thống sẽ báo thành công. 

router-04.jpgrouter-042.jpg

Mi Router sẽ phát ra 2 băng tần 2G và 5G, bạn chờ khoảng 2-3 phút để điện thoại/ máy tính của bạn thấy lại sóng này. Sau khi thấy lại sóng Wifi với tên bạn mới đặt cho Mi Router, bạn cần đăng nhập lại để kết nối.

router-05.jpgrouter-052.jpg

Sau khi đăng nhập lại xong là bạn đã có thể truy cập Internet bình thường cho các thiết bị.

HƯỚNG DẪN CẬP NHẬT FIRMWARE CHO MI WIFI ROUTER VÀ CÁC CÀI ĐẶT KHÁC

Bước 1: Bạn mở lại trình duyệt và nhập lại địa chỉ 192.168.31.1 hoặc Miwifi.com để cài đặt lại các thông số của Router.
Trường hợp sử dụng máy tính: để hiện tiếng Việt bạn dùng trình duyệt Coccoc, nhấp vào góc phải trên cùng có biểu tượng Translate, tùy chọn thì bạn chọn dịch sang Tiếng Việt.
Trường hợp dùng điện thoại: dùng Chrome, chuyển chế độ dịch tự động sẽ xuất hiện, bạn chọn ngôn ngữ dịch mặc định qua tiếng Việt.

router-06.jpg

Bước 2: Giao diện bên dưới là giao diện ở Phiên bản 0.4.21, ở phiên bản này bạn sẽ không quản lý được dữ liệu trên ổ cứng.

router-07.jpg

Bước 3: Nhấp vào dòng chữ màu xanh lá để nâng cấp lên Phiên bản tiếp theo 0.6.28.

router-08.jpgrouter-082.jpg

Bước 4: Nhấp vào xác nhận để cập nhật update. Hệ thống sẽ tự động Download về và cập nhật 100% thì Router sẽ tự Reset lại, lúc này bạn nhìn thiết bị đèn trên Mi Router sẽ chuyển từ màu xanh sang màu cam nhấp nháy.

router-09.jpgrouter-092.jpg

Mi Router mất khoảng 2-3 phút Reset lại, khi nào đèn trên thiết bị Mi Router hiện đèn xanh là có thể tiếp tục sử dụng.
Phiên bản mới nhất hiện tại là phiên bản 2.4.9. Router phải nâng cấp lên phiên bản này sẽ sử dụng được đầy đủ các tính năng như: Quản lý ổ cứng, tạo thêm 1 băng tần riêng để khách truy cập, thiết lập Router thành Repeater (Bộ chuyển tiếp sóng Wifi)... Nên người viết khuyến khích mọi người nên cập nhật phiên bản mới nhất cho Router.

router-10.jpg

Sau khi nâng cấp phiên bản mới nhất bạn đăng nhập lại để vào cấu hình lại theo nhu cầu cá nhân.

router-11.jpgrouter-112.jpg

Ở Tab Tình trạng Router bạn có thể xem được:
- Dung tổng thế từng người dùng truy cập
- Nếu bạn muốn xem chi tiết bao nhiêu người đang truy cập và bạn muốn khóa ai đó không cho truy cập nữa thì bạn Nhập vào biểu tượng chiếc điện thoại/ tablet
- Nếu muốn xem tốc độ đường truyền internet thì nhấp vào biểu tượng quả địa cầu

router-13.jpgrouter-132.jpg

Ở Tab Tình Trạng bộ nhớ bạn sẽ xem được tình trạng ổ cứng được chia sẻ trong mạng: cảm nhận của mình khi gắn ổ cứng ngoài vào, xem phim rất mượt không bị giựt.

router-14.jpg

Nếu bạn muốn xem truy cập được vào ổ cứng được chia sẻ qua Mi Router này thì bạn phải tải APP về cho thiết bị sử dụng tương thích:
Trên điện thoại bạn phải cài đặt hoặc:
App Mihome: Tải (HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG APP MIHOME)
App MiRouter: Tải  (HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG APP MI ROUTER)

router-15.jpg

Trên Máy tính bạn phải cài đặt:
Window: Tải
Mac: Tải
Bạn cũng có thể tải trực tiếp các app này trong phần thiết lập.

router-16.jpg

Hình ảnh xem phim HD trên máy tính qua Mi Router.

router-17.jpg

Các bạn có thể thay đổi Tên Wifi, password, hay tạo thêm 1 băng tần riêng để khách vào truy cập. Với bằng tần riêng cho khách giúp cho việc bảo mật hơn, khách không thể truy cập vào ổ cứng của mình.

router-18.jpg

Bạn có thể thiết lập các kết nối Internet khác hoặc chuyển Router thành Repeater.

router-19.jpg

Nếu bạn muốn biến Mi Router thành Repeater, thì bạn chọn chế độ Repeater như hình bên dưới và nhấp kế tiếp. Bạn thực sự muốn chuyển Mi Router này thành Repeater thì ở bước này mình thì nên sử dụng Máy tính để làm, vì khi chuyển thành Repeater thì địa chỉ mặc định (192.168.31.1) sẽ được chuyển thành 1 địa chỉ khác. Và địa chỉ mới này chỉ hiển thị trên máy tính còn trên điện thoại sẽ không hiển thị ra. Do đó nếu bạn thực hiện bước này trên điện thoại thì bạn sẽ không có địa chỉ để thiết lập lại mạng, muốn thiết lập lại Wifi buộc bạn phải Reset lại Router.

router-20.jpg

Hệ thống yêu cầu xác nhận

router-21.jpg

Tiếp theo bạn Nhập Tạo tên Wifi và tạo mật khẩu cho Repeater này. Sau đó nhấp vào “Một tiếp nối không dây chủ chốt”.

router-22.jpg

Hệ thống sẽ tạo ra một địa chỉ IP mới của Router, bạn lưu địa chỉ này lại để nếu cần cài đặt lại Router thì nhập lại địa chỉ này thay cho địa chỉ mặc định của nhà sản xuất là (192.168.31.1).

router-23.jpg

Nguồn bài viết: PhuKien.VN

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT