Cấp bậc tác giả:

NETWORKING

Hướng dẫn Cấu hình VPN

Được viết bởi QuangIT ngày 21/10/2012 lúc 08:11 PM
VPN là một mạng riêng sử dụng hệ thống mạng công cộng(thường là Internet) để kết nối các địa điểm hoặc người sử dụng từ xa với một mạng Lan ở trụ sở trung tâm.Thay vì dùng kết nối thật khá phức tạp như các đường dây thuê bao số,VPN tạo ra các liên kết ảo được truyền qua Internet giữa mạng riêng của một tổ chức với địa điểm hoặc người sử dụng ở xa
  • 0
  • 9591
Tải tệp tin: Click ở đây

Hướng dẫn Cấu hình VPN

I. Khái niệm VPN:
VPN là một mạng riêng sử dụng hệ thống mạng công cộng(thường là Internet) để kết nối các địa điểm hoặc người sử dụng từ xa với một mạng Lan ở trụ sở trung tâm.Thay vì dùng kết nối thật khá phức tạp như các đường dây thuê bao số,VPN tạo ra các liên kết ảo được truyền qua Internet giữa mạng riêng của một tổ chức với địa điểm hoặc người sử dụng ở xa
Trước đây,để truy cập từ xa vào hệ thống mạng,người ta thường sừ dụng phương thức Remote Access quay số dựa trên mạng điện thoại.Phương thức này vừa tốn kém vừa không an toàn
VPN cho phép các máy tính truyền thông với nhau thông qua một môi trường chia sẻ như mạng Internet nhưng vẫn đảm bảo được tính riêng tư và bảo mật dữ liệu.
Giải pháp VPN (Virtual Private Network) được thiết kế cho những tổ chức có xu hướng tăng cường thông tin từ xa vì địa bàn hoạt động rộng (trên toàn quốc hay toàn cầu). Tài nguyên ở trung tâm có thể kết nối đến từ nhiều nguồn nên tiết kiệm được được chi phí và thời gian.
Một mạng VPN điển hình bao gồm mạng LAN chính tại trụ sở (Văn phòng chính), các mạng LAN khác tại những văn phòng từ xa, các điểm kết nối (như 'Văn phòng' tại gia) hoặc người sử dụng (Nhân viên di động) truy cập đến từ bên ngoài.

Để cung cấp kết nối giữa các máy tính, các gói thông tin được bao bọc bằng một header có chứa những thông tin định tuyến, cho phép dữ liệu có thể gửi từ máy truyền qua môi trường mạng chia sẻ và đến được máy nhận, như truyền trên các đường ống riêng được gọi là tunnel. Để bảo đảm tính riêng tư và bảo mật trên môi trường chia sẻ này, các gói tin được mã hoá và chỉ có thể giải mã với những khóa thích hợp, ngăn ngừa trường hợp "trộm" gói tin trên đường truyền.

II. Các loại VPN

Có 4 loại cơ bản :
- Remote Access --> Client to site
- Site-to-Site
- Extranet
- Client/Server
Có 3 loại VPN thông dụng:
Remote-Access: Hay cũng được gọi là Virtual Private Dial-up Network (VPDN), đây là dạng kết nối User-to-Lan áp dụng cho các công ty mà các nhân viên có nhu cầu kết nối tới mạng riêng (private network) từ các địa điểm từ xa. Điển hình, mỗi công ty có thể hy vọng rằng cài đặt một mạng kiểu Remote-Access diện rộng theo các tài nguyên từ một nhà cung cấp dịch vụ ESP (Enterprise Service Provider). ESP cài đặt một một công nghệ
Network Access Server (NAS) và cung cấp cho các user ở xa với phần mềm client trên mỗi máy của họ. Các nhân viên từ xa này sau đó có thể quay một số từ 1-800 để kết nối được theo chuẩn NAS và sử dụng các phần mềm VPN client để truy cập mạng công ty của họ. Các công ty khi sử dụng loại kết nối này là những hãng lớnvới hàng trăm nhân viên thương mại. Remote-access VPNs đảm bảo các kết nối được bảo mật, mã hoá giữa mạng riêng rẽ của công ty với các nhân viên từ xa qua một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba (third-party) 
Site-to-Site: Bằng việc sử dụng một thiết bị chuyên dụng và cơ chế bảo mật diện rộng, mỗi công ty có thể tạo kết nối với rất nhiều các site qua một mạng công cộng như Internet. Các mạng Site-to-site VPN có thể thuộc một trong hai dạng sau: 
Intranet-based: Áp dụng trong truờng hợp công ty có một hoặc nhiều địa điểm ở xa, mỗi địa điểm đều đã có 1 mạng cục bộ LAN. Khi đó họ có thể xây dựng một mạng riêng ảo VPN để kết nối các mạng cục bộ đó trong 1 mạng riêng thống nhất. 
Extranet-based: Khi một công ty có một mối quan hệ mật thiết với một công ty khác (ví dụ như, một đồng nghiệp, nhà hỗ trợ hay khách hàng), họ có thể xây dựng một mạng extranet VPN để kết nối kiểu mạng Lan với mạng Lan và cho phép các công ty đó có thể làm việc trong một môi trường có chia sẻ tài nguyên.

Ở bài tập này, chúng ta sẽ làm theo mô hình sau:
vpn.jpg

Thiết lập địa chỉ IP cho Server 1 HCM

WAN(Thiết lập Card mạng Bridge)

IP: 192.168.1.9

GW: 192.168.1.1

LAN(Thiết lập Card mạng VMNet 3)

IP: 10.0.0.1

Thiết lập địa chỉ IP cho PC 1(Thiết lập Card mạng VMNet 3)

IP: 10.0.0.2

GW: 10.0.0.1

Thiết lập địa chỉ IP cho Server 2 HN

WAN(Thiết lập Card mạng Bridge)

IP: 192.168.1.10

GW: 192.168.1.1

LAN(Thiết lập Card mạng VMNet 4)

IP: 172.16.1.1

Thiết lập địa chỉ IP cho PC 1(Thiết lập Card mạng VMNet 4)

IP: 172.16.1.2

GW: 172.16.1.1

Tải Video về để thực hiện theo

Nguồn bài viết: Dngaz.com

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML