Cấp bậc tác giả:

TRAINING

Tìm hiểu về phương thức GET và POST

Được viết bởi webmaster ngày 10/09/2013 lúc 10:37 PM
Trong lập trình web. Để xử lý việc nhận gửi thông tin từ 1 form của người dùng nhập vào là rất thường xuyên. Chúng ta thường sử dụng 2 phương thức POST và GET. Tuy nhiên lúc nào
  • 0
  • 18510

Tìm hiểu về phương thức GET và POST

Trong lập trình web. Để xử lý việc nhận gửi thông tin từ 1 form của người dùng nhập vào là rất thường xuyên. Chúng ta thường sử dụng 2 phương thức POST và GET. Tuy nhiên lúc nào sử dụng POST, lúc nào sử dụng GET? Câu hỏi đó tưởng như dễ trả lời nhưng có ai dám chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ hết về nó không? Vì nhiều khi chúng ta chỉ thường xuyên dùng nó theo thói quen, chỉ biết dùng sao cũng chạy được là mừng rồi nên rất ít người hiểu rõ và trả lời được câu hỏi này.
Sau đây là sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Giống nhau: Đều gửi dữ liệu tới server để xử lý, sau khi người dùng nhập thông tin vào Form
Khác nhau:
+ POST: Bảo mật hơn GET vì dữ liệu được gửi ngầm, không xuất hiện trên URL
+ GET: Dữ liệu được gửi tường minh, chúng ta có thể nhìn thấy trên URL, đây là lý do khiến nó không bảo mật so với POST. Nó còn bị giới hạn số ký tự bởi URL của web browsers.
+ GET thực thi nhanh hơn POST vì nhứng dữ liệu gủi đi luôn được Webbrowser cached lại
+ Khi dùng phương thức POST thì server luôn thực thi và trả về
kết quả cho client, còn phương thức GET ứng với cùng 1 yêu cầu đó Webbrowser sẽ xem.
Trong cached có kết quả tương ứng với yêu cầu đó ko và trả về ngay không cần phải thực thi các yêu cầu đó ở phía server
+ Đối với những dữ liệu luôn được thay đổi thì chúng ta nên
sử dụng phương thức POST, còn dữ liệu ít thay đổi chúng ta dùng phương thức GET để truy xuất và xử lý nhanh hơn.

Ví dụ về phương thức POST và GET

Phương thức GET
Trong ví dụ này sẽ hướng dẫn các bạn truyền và nhận dữ liệu qua phương thức GET của Form.
Để thực hiện ví dụ này chúng ta cần có 2 site: test.php và test2.php. Trang test.php có nhiệm vụ truyền dữ liệu sang trang test2.php thông qua phương thức GET.
Ví dụ: Trang test.php có nội dung như sau:

<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html;charset=utf-8"/>
<form name="frm_testphp" action="test2.php" method="get">
<input type="text" name="txt_name"/><br/>
<input type="text" name="txt_tuoi"/><br/>
<input type="submit" value="OK" name="OK"/>
</form>

Trang test2.php có nội dung như sau:

<?php
$name=$_GET['txt_name'];
$tuoi=$_GET['txt_tuoi'];
?>
Name: <?php echo $name; ?><br/>
Tuổi: <?php echo $tuoi; ?>

Phương thức POST:

Trong ví dụ này sẽ hướng dẫn các bạn truyền và nhận dữ liệu qua phương thức POST của Form.
Để thực hiện ví dụ này chúng ta sử dụng 2 site: test.php và test2.php. Site test.php có nhiệm vụ truyền dữ liệu sang trang test2.php thông qua phương thức POST.
Ví dụ: Trang test.php có nội dung như sau:

<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html;charset=utf-8"/>
<form name="frm_testphp" action="test2.php" method="post">
<input type="text"
name="txt_name"/><br/>
<input type="text" name="txt_tuoi"/><br/>
<input type="submit"
value="OK" name="OK"/>
</form>

Trang test2.php có nội dung như sau:

<?php $name=$_POST['txt_name'];
$tuoi=$_POST['txt_tuoi'];
?>
Name: <?php echo $name; ?><br/>
Tuổi: <?php echo $tuoi; ?>

Nguồn bài viết: Sưu tầm

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML