Cấp bậc tác giả:

NETWORKING

Các khái niệm cơ bản của mạng máy tính

Được viết bởi QuangIT ngày 06/09/2012 lúc 07:03 PM
Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, hiện nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô,hệ điều hành và ứng dụng. Do vậy việc nghiên cứu chúng ngày càng trở nên phức tạp.
  • 0
  • 8323

Các khái niệm cơ bản của mạng máy tính

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, hiện nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô,hệ điều hành và ứng dụng. Do vậy việc nghiên cứu chúng ngày càng trở nên phức tạp.

 

Để có thể thiết kế,quản trị một mạng máy tính,trước hết phải hiểu mạng máy tính đó hoạt động như thế nào. Thông thường,khi nghiên cứu về một mảng kiến thức mới,việc đầu tiên phải làm là nắm chắc các khái niệm tổng quát,căn bản ban đầu. Bằng cách này,người học mới có thể tự đi sâu tìm hiểu các chi tiết bên trong.

 

 

I. MẠNG MÁY TÍNH :

    Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ,tia hồng ngoại… để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác đều là các bit nhị phân 0 và 1, sau khi biến đổi thành điện thế hoặc sóng điện từ,sẽ được truyền qua môi trường truyền dẫn bên dưới:

     

    Mạng máy tính có nhiều ích lợi :

     

    -       Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng

     

    -       Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng

     

    -       Chia sẻ ứng dụng

     

    -       Tập trung dữ liệu,dễ bảo mật,dễ sao lưu

     

    -       Sử dụng internet….

     

    II. CÁC LOẠI MẠNG MÁY TÍNH THÔNG DỤNG :

      Mạng máy tính có nhiều loại,tùy thuộc vào vị trí địa lý,tốc độ đường truyền,tỉ lệ lỗi bit trên đường truyền, đường đi của dữ liệu trên mạng, dạng chuyển giao thông tin. Nhìn  chung,các mạng máy tính có thể được phân biệt làm các loại sau :

       

      1) Mạng cục bộ :switch

        -       Mạng LAN (Local Area Network – còn gọi là mạng cục bộ) là một nhóm các máy tính và thiết bị altalttruyền thông mạng được kết nối với nhau trong một khu vực nhỏ như  tòa nhà cao ốc, trường đại học, khu giải trí...

         

        Mạng LAN có các đặc điểm sau :

         

        -       Băng thông lớn để có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim,giải trí,hội thảo qua mạng.

         

        -       Kích thước mạng bị giới hạn bởi thiết bị

         

        -       Chi phí thiết kế,lắp đặt mạng LAN rẻ

         

        -       Quản trị đơn giản

         

        2) Mạng  đô thị :

          Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn kích thước của nó là một thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua môi trường  truyền dẫn và các phương  thức truyền thông khác nhau.

           

          Mạng MAN có các đặc điểm sau :

           

          -       Băng thông ở mức trung bình,đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử,thương mại điện tử,các ứng dụng của các ngân hàng…

           

          -       Do MAN kết nối nhiều LAN nên việc quản trị sẽ gặp khó khăn hơn,đồng thời độ phức tạp cũng tăng theo.

           

          -       Chi phí các thiết bị MAN tương đối đắt tiền.

           

          3) Mạng diện rộng :

          wan

            Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) có phạm vi bao phủ một vùng rộng lớn,có thể là quốc gia,lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc gia hay toàn cầu. Mạng WAN lớn nhất hiện nay là mạng Internet. Mạng WAN là tập hợp của nhiều mạng LAN và MAN được nối lại với nhau thông qua các phương tiện như vệ tinh ,sóng vi ba,cáp quang,điện thoại ….

             

            Mạng WAN có các đặc điểm sau :

             

            -       Băng thông thấp,dễ mất kết nối,thường chỉ phù hợp với các ứng dụng online như e – mail ,ftp,web….

             

            -       Phạm vi hoạt động không giới hạn

             

            -       Do kết nối nhiều LAN và MAN với nhau nên mạng rất phức tạp và các tổ chức toàn cầu phải đứng ra quy định và quản lý

             

            -       Chi phí cho các thiết bị và công nghệ WAN rất đắt

             

            Chú ý là việc phân biệt mạng thuộc loại LAN, MAN hay WAN chủ yếu dựa trên khoảng cách vật lý và chỉ máng tính chất ước lệ .

             

             

            III. BĂNG THÔNG,TỐC ĐỘ VÀ THÔNG LƯỢNG :

              1) Băng thông :

                Khái niệm băng thông (bandwidth) là một trong những đặc trưng quan trọng của môi trường truyền dẫn. Băng thông là khoảng tần số mà môi trường truyền dẫn có thể đáp ứng được và đơn vị của nó là  Hz (Hertz). Băng thông liên quan mật thiết đến tốc độ tối đa của đường truyền (theo công thức tính toán của Nyquist), do vậy có đôi khi người ta hay dùng tốc độ tối đa (tính bằng bps) để chỉ băng thông của mạng.

                 

                2) Tốc độ :

                  Tốc độ (rate) thường được tính bằng đơn vị bps,nghĩa là số bit truyền đi trong 1 giây. Ví dụ : Tốc độ trên đường truyền Ethernet là 10Mbps nghĩa là 10 triệu bit được truyền trong 1 giây.

                   

                  3) Thông lượng :

                    Thông lượng (throughput) là lượng thông tin hữu ích được truyền đi trên mạng trong một đơn vị thời gian và chính thông lượng mới là chỉ số để đánh giá mạng nhanh hay chậm

                    Nguồn bài viết: Sưu tầm

                    BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

                    Bài viết mới nhất

                    LIKE BOX

                    Bài viết được xem nhiều nhất

                    HỌC HTML