Cấp bậc tác giả:

JAVA

Bài 1: Giới thiệu về lập trình cho điện thoại di động và công cụ J2ME Wireless Toolkit

Được viết bởi QuangIT ngày 14/09/2012 lúc 09:41 AM
Bài viết này giúp bạn làm quen với việc lập trình trên điện thoại di động. Khi sử dụng chiếc điện thoại hàng ngày, có thể bạn vẫn nghĩ lập trình cho chiếc điện thoại của mình là một việc không dễ dàng và chỉ có những chuyên gia mới làm được.
  • 0
  • 8397

Bài 1: Giới thiệu về lập trình cho điện thoại di động và công cụ J2ME Wireless Toolkit

Bài viết này giúp bạn làm quen với việc lập trình trên điện thoại di động. Khi sử dụng chiếc điện thoại hàng ngày, có thể bạn vẫn nghĩ lập trình cho chiếc điện thoại của mình là một việc không dễ dàng và chỉ có những chuyên gia mới làm được. Loạt bài viết về lập trình trên điện thoại di động sắp tới sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách “vọc” để tự viết những ứng dụng và trò chơi đơn giản cho mình.


Khi đi vào thế giới của lập trình cho ĐTDĐ, bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ mới như J2ME, CLDC, Configuration, Profile,... . Những thuật ngữ này có thể lạ với bạn nhưng chúng ta sẽ từ từ làm quen với chúng. Còn bi giờ hãy sắn tay áo cài đặt phần mềm trước đã.


Những phần mềm cần chuẩn bị:

Bạn cần chuẩn bị 3 phần mềm sau để bắt đầu, bạn có thể tải về từ Internet hoặc ra các cửa hàng bán CD để mua về:

  • Bộ công cụ phát triển của Java (Java 2 Standard Edition – J2SE) phiên bản 1.4.2 hoặc mới hơn. Bạn có thể tải về tại địa chỉ sau: http://java.sun.com/j2se/1.4.2/download.html
  • J2ME Wireless Toolkit. Đây chính là công cụ để bạn vọc lập trình trên điện thoại. Bạn có thể download về tại đây: http://java.sun.com/products/sjwtool...nload-2_2.html
  • Một chương trình soạn thảo mã nguồn Java. Bạn có thể dùng bất kỳ chương trình soạn thảo văn bản nào cho phép lưu các văn bản không có định dạng như Notepad, Notepad Plus tại http://notepad-plus.sourceforge.net , jEdit tại http://www.jedit.org . Bạn chú ý là các chương trình có định dạng văn bản như Microsoft Word không thể dùng để soạn thảo mã nguồn được.


Cài đặt bộ công cụ phát triển của Java:


Đây là bộ công cụ dùng để phát triển các ứng dụng Java. Bạn cần chương trình này vì bộ J2ME Wireless Toolkit cần nó để có thể chạy được. Ngoài ra nó còn cung cấp các công cụ để bạn biên dịch các tập tin mã nguồn của bạn. Nếu bạn download phiên bản JDK 1.4.2_02 thì tên tập tin cài đặt là j2sdk-1_4_2_02-windows-i586-p.exe (Phiên bản 1.4.x mới nhất là 1.4.2_09) Bạn cài đặt và chấp nhận các giá trị mặc định. Sau khi cài đặt với các tuỳ chọn mặc định thì trên máy bạn sẽ có thư mục C:\j2sdk1.4.2_02


Bạn có thể thử là bạn đã cài đặt thành công bằng cách mở cửa sổ DOS và gõ vào:


C:\j2sdk1.4.2_02\bin\java -version


Nếu bạn nhận được kết quả:


java version "1.4.2_02"


Java(TM) 2 Runtime Environment, Standard Edition (build 1.4.2_02-b03)


Java HotSpot(TM) Client VM (build 1.4.2_02-b03, mixed mode)


Nghĩa là bạn đã cài đặt thành công


Trên thanh công cụ của chương trình, bạn hãy chọn Open Project ... , bạn sẽ thấy một cửa sổ Open Project hiện lên:


Bạn hãy chọn Games, và nhấn Open Project, sau đó bạn nhấn Run trên thanh công cụ để chạy ứng dụng mẫu này, và chương trình giả lập điện thoại sẽ chạy lên:


Bạn sẽ thấy 3 trò chơi, trong đó có trò WormGame (Rắn săn mồi) rất quen thuộc. Bạn dùng chuột nhấn vào các nút trên điện thoại giả lập giống như bạn đang sử dụng chiếc điện thoại thật của bạn. Bạn chú ý đây chỉ là một điện thoại giả lập chung chứ không phải một đời điện thoại của bất kỳ nhà sản xuất điện thoại nào như Samsung hay Nokia. Bạn nhấn chuột lên nút DOWN của điện thoại và nhấn nút SELECT, bạn sẽ chạy được chương trình game Rắn săn mồi quen thuộc như sau:


Sau khi chơi thử xong, bạn đóng màn hình giả lập lại bằng cách nhấn nút X ở phía trên bên phải như khi bạn đóng bất kỳ ứng dụng Windows nào khác. Bây giờ bạn hãy thử đổi sang chạy giả lập trên một điện thoại khác bằng cách chọn trong combobox Device như hình sau. Ở đây tôi chọn QwertyDevice


Sau đó bạn cũng nhấn nút Run để chạy lại, bạn sẽ thấy điện thoại giả lập khác chạy ra với cùng ứng dụng trò chơi như ở trên:


Vậy là bạn đã biết cách dùng công cụ Wireless Toolkit để chạy các ứng dụng mẫu, trong bài sau bạn sẽ làm quen nhiều hơn với bộ công cụ này cũng như viết ứng dụng đơn giản đầu tiên.

Nguồn bài viết: javavietnam.org

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML