(Lưu ý: Để chạy lệnh javac hoặc java bạn cần phải set biến môi trường path trong Windows trỏ đến đường dẫn của 2 file javac.exe và java.exe nếu không sẽ gặp phải lỗi "command not found", nếu chưa set biến môi trường bạn cũng có thể chạy thẳng trực tiếp command như trên hình vẫn được.)
1. Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
Gợi ý :
- Các biến cần có: chiều rộng, chiều dài, chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật.
- Đầu vào : Chiều dài và chiều rộng
- Đầu ra : Chu vi và diện tích hình chữ nhật
- Phương pháp :
o Công thức tính chu vi hình chữ nhật : (chiều dài + chiều rộng) x 2
o Công thức tính diện tích hình chữ nhật : chiều dài x chiều rộng
2. Viết chương trình kiểm tra số nhập vào có phải là số nguyên tố không ?
3. Viết chương trình tính S = 1 + 1/2! + 1/3! + … + 1/n!
4. Viết chương trình định dạng số thập phân
Mã nguồn tham khảo
import java.text.DecimalFormat;
public class DecimalFormat3 {
public static void main(String args[])
{
DecimalFormat df = new DecimalFormat("0.00");
System.out.println(df.format(1234.56135));
}
};
Chú ý: Có 2 cách để nhập dữ liệu từ bàn phím
- Cách 1: sử dụng class Integer, Double… Ví dụ:
int a=Integer.parseInt(args[0]);
- Cách 2: sử dụng class Scanner. Ví dụ:
Scanner sc = new Scanner(System.in);
int a = sc.nextInt();
Với cách này nên viết riêng class ThuVien để thuận tiện sử dụng nhiều lần hơn
Mã nguồn tham khảo:
import java.util.*;
class ThuVien
{
public static int getInt(String mes)
{
Scanner sc = new Scanner(System.in);
System.out.println(mes);
return sc.nextInt();
}
public static double getDouble(String mes)
{
Scanner sc = new Scanner(System.in);
System.out.println(mes);
return sc.nextDouble();
}
public static float getFloat(String mes)
{
Scanner sc = new Scanner(System.in);
System.out.println(mes);
return sc.nextFloat();
}
public static String getString(String mes)
{
Scanner sc = new Scanner(System.in);
System.out.println(mes);
return sc.nextLine();
}
}
Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần gọi:
int a = ThuVien.getInt(“Nhap chieu dai:”);
5. Viết chương trình giải phương trình ax¬2 + bx + c = 0 với a, b, c là các số nguyên nhập từ bàn phím thông qua đối số hàm main
Gợi ý:
- Đầu vào: a, b, c
- Đầu ra: Giá trị x hoặc vô nghiệm hoặc vô số nghiệm
- Phương pháp:
Bước 1: Nếu a = 0 thì
Nếu b = 0
Nếu c = 0 thì vô số nghiệm
Ngược lại thì vô nghiệm
Nếu b ≠ 0 thì x = - c/b
Bước 2: Nếu a ≠ 0 thì
Bước 2.1: Tính delta = b2 - 4ac
Bước 2.2:
Nếu delta <0 thì vô nghiệm
Nếu delta = 0 thì có 1 nghiệm x = -b/2/a
Nếu delta > 0 thì có hai nghiệm phân biệt
x1 = (-b + )/2/a
x2 = (-b - )/2/a
Đoạn mã gợi ý:
- Nhập giá trị của a,b,c qua đối số hàm main()
a = Integer.parseInt(args[0]);//a = Double.parseDouble(args[0])
b = Integer.parseInt(args[1]);
c = Integer.parseInt(args[2]);
- Tính delta và giá trị X1,X2:
delta=Math.pow(b,2)- 4*a*c;
X1,2 = (-b + /- Math.sqrt(delta))/(2*a);
6. Viết chương trình in ra các số chính phương từ m đến n tùy ý
Mã nguồn tham khảo:
Hàm kiểm tra số hoàn thiện:
public static boolean isSoChinhPhuong(int x){
if(x % Math.sqrt(x) == 0) return true;
return false;
}
Gọi hàm isSoChinhPhuong(int x) trong hàm main():
if (isSoChinhPhuong(n)) System.out.println(n+" la so chinh phuong");
else System.out.println(n+" khong phai la so chinh phuong");
7. Viết chương trình in ra các số hoàn thiện từ 1 đến n. Số hoàn thiện là số có tổng các ước thực sự của nó bằng chính nó: Ví dụ: 6=1+2+3 là số hoàn thiện.
8. Viết chương trình in ra dãy số Fibonaci là dãy số tự nhiên có số sau bằng tổng 2 số đi liền trước nó: 0,1,1,2,3,5,8,13.. cho đến n.
9. Viết hàm tinhDTBC nhận đối số là một mảng số thực các điểm số từ 0 đến 10. Tính và trả về điểm trung bính của các điểm số. Nếu có điểm số không hợp lệ thì hàm trả về giá trị -1. Viết chương trình để gọi hàm này trong hàm main và với một mảng điểm khai báo và khởi gán sẵn, in ra số liệu mảng và kết quả gọi hàm.
import java.io.*;
import java.util.*;
class MangSoNguyen {
public static void main(String[] args) {
// khoi tao mang so nguyen gom 10 phan tu
int[] array_int = new int[10];
// khoi tao cac gia tri ngau nhien cho mang so nguyen
for (int i = 0; i < array_int.length; i++)
array_int[i] = (int) (Math.random()*50);
//tinh tong cac so nguyen ngau nhien trong mang
int sum=0;
for (int i = 0; i < array_int.length; i++)
sum+=array_int[i];
// hien thi ket qua
for (int i = 0; i < array_int.length; i++)
System.out.println("So thu " + i+ " la:" + array_int[i]);
System.out.println(" Tong 10 so nguyen ngau nhien la : " + sum);
}
}
10. Viết hàm tinhDTBCHT nhận đối số là điểm số của các môn học và hệ số tương ứng của các môn học. Tính trung bình chung có hệ số của các môn học. Viết chương trình để gọi hàm này trong hàm main với các điểm số và hệ số khai báo và khởi gán sẵn, in ra số liệu mảng và kết quả gọi hàm.
11. Viết hàm trả về các ước số của 1 số nguyên dương tùy ý – truyền qua đối số của hàm. Gọi hàm này và in kết quả ra màn hình
12. Viết hàm nhận đối số là một mảng điểm số từ 0 đến 10. Hàm trả về các điểm số >=5. Nếu có điểm số không hợp lệ hoặc không có điểm nào >=5 thì hàm trả về null. Gọi hàm này và in kết quả ra màn hình.
13. Viết hàm nhận đối số là một điểm số từ 0 đến 10, chuyển đổi điểm số này thành điểm chữ theo qui tắc điểm A: 8,5-10, B: 7-8.4, C:5.5 – 6.9, D: 4-5.4 F: 0-3.9
14. Viết hàm nhận đối số là điểm chữ, qui đổi ra điểm số theo qui tắc A:4, B:3, C;2, D:1, F:0. Nếu đối số không phải là A-F thì trả về -1.
15. Viết hàm biến đổi số thập phân thành chuỗi nhị phân 8 bít
16. Viết hàm biến đối chuỗi nhị nhân thành số thập phân.
17. Viết hàm chuẩn hóa một chuỗi họ tên: viết hoa ký tự đầu tiên, loại bỏ ký tự không phải là ký tự chữ a-z, giữa họ, chữ lót và tên chỉ có 1 ký tự trắng.