Cấp bậc tác giả:

Tin Tức Công Nghệ

10 thói quen lập trình viên cần có để thành công

Được viết bởi Nguyễn Minh Hùng ngày 02/02/2017 lúc 08:43 AM
Ngành Công nghệ thông tin hiện nay vẫn là một trong những ngành nghề đang được nhiều người quan tâm nhất. Những kỹ sư lập trình tốt luôn được săn đón khắp mọi nơi. Hãy lưu ý 10 thói quen dưới đây để trở thành 1 lập trình viên thành công

10 thói quen lập trình viên cần có để thành công

Ngành Công nghệ thông tin hiện nay vẫn là một trong những ngành nghề đang được nhiều người quan tâm nhất. Những kỹ sư lập trình tốt luôn được săn đón khắp mọi nơi.

Vậy đâu là bước nhảy đánh dấu sự chuyển mình từ một lập trình viên giỏi sang một lập trình viên xuất sắc được nhiều công ty mời gọi? Trở thành một Richard Stallman, John Carmack hay Jeff Dean lừng danh?

Hãy lưu ý 10 thói quen dưới đây để trở thành 1 lập trình viên thành công

#1. Đừng quên khiêm tốn

Nếu bạn từng biết Linus Torvalds thì có lẽ từ “khiêm tốn” sẽ là từ đầu tiên khi nhắc tới ông.

Trong khi đó, Colin Mitchell, một lập trình viên từ Bandzoogle nói rằng, những sai lầm cũng chính là những bài học đầy giá trị. “Hãy sẵn sàng cho những sai lầm và học những kinh nghiệm từ nó. Tôi tìm thấy rằng việc thừa nhận sai lầm của mình sẽ giúp tôi cải thiện được quá trình code của mình rất nhiều.”

Một cựu kỹ sư phần mềm của Google, Zhen Wang, cho biết các lập trình viên của Google thường tỏ ra rất khiêm tốn, và đây cũng là đội ngũ góp phần xây dựng một hệ thống Google rất vững chắc. “Sự khiêm tốt chưa chắc làm nên một kỹ sư giỏi, nhưng nếu thiếu đi điều này thì đây sẽ là một dấu hiệu cho sự yếu kém.”

#2. Hãy là 1 Lập trình viên biết lắng nghe

Cũng như sự khiêm tốn, biết lắng nghe những người khác cũng là một yếu tố làm nên sự thành công của những kỹ sư giỏi. Mitchell cho biết “Hãy lắng nghe khách hàng, người dùng, lắng nghe những thành viên khác trong đội, những người cùng bạn làm sản phẩm,” anh còn nói “càng về sau tôi càng nghĩ rằng, sự cảm thông cũng là một kỹ năng cần có trong nghề lập trình.”

Vivin Paliath, một kỹ sư lâu năm tại Infusionsoft cho biết: “Quan điểm của tôi là luôn luôn lắng nghe mọi người. Nếu biết cách lắng nghe thì họ luôn có điều gì đó mà chúng ta cần phải học hỏi. Điều đó không có nghĩa rằng bạn không tự tin vào kiến thức của mình. Hãy luôn nhớ rằng đôi khi kiến thức của mình sẽ không hoàn toàn chính xác.”

Lập trình viên Đà Nẵng thành công

#3. Đừng giới hạn chính mình

Những nhà lập trình giỏi là những người không ngừng đẩy bản thân mình vượt qua những giới hạn mới. Paliath cho biết: “Đừng giới hạn bản thân vào những thứ mình đang làm, hãy thử đẩy bản thân mình ra khỏi những giới hạn. Có như vậy bạn mới có thể học được những điều mới mẻ.”

Chọn những dự án hoặc công việc gần với mức giới hạn của mình sẽ khiến các lập trình viên gặp một số khó khăn, nhưng đó lại là cơ hội tốt để họ có thể học nhiều hơn. kỹ sư phần mềm Shawn Drost nói trên Quora: “Hãy liên tục học bằng nhiều cách như làm những việc mà bạn chưa từng làm, hoặc xây dựng những sản phẩm khác trong thời gian rảnh”. Điều quan trọng nhất chính là biết thử thách chính mình một cách liên tục.

Hãy mở đầu óc với những giải pháp và ý tưởng mới. Nên hiểu rằng, có nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề, và đương nhiên có những cách sẽ tốt hơn cách kia tuỳ thuộc vào tình huống thực tế. Vì vậy cũng sẽ không có giải pháp nào phù hợp với tất cả, hay một ngôn ngữ, framework có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề. Paliath nhấn mạnh: “Một kỹ sư giỏi là người biết sử dụng đúng công cụ cho công việc phù hợp, và hiểu được những tình huống cần thay đổi sao cho đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn phù hợp với các kế hoạch của mình.”

#4. Không ngừng học hỏi

Ngoài việc không giới hạn bản thân mình, một trong những yếu tố quan trọng cho việc phát triển bản thân của một lập trình viên chính là phát triển bản thân, luôn khát khao tìm học những thứ mới.

Công nghệ phần mềm thay đổi nhanh và liên tục, có nghĩa là rất nhiều kỹ năng viết code quan trọng của ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày mai. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch làm nghề lâu dài trong lĩnh vực phát triển phần mềm, việc bám sát các xu hướng và ngôn ngữ mới khi chúng xuất hiện là quan trọng.

Paliath gợi ý:

“Những thứ như hệ thống dữ liệu, thuật toán, compliers, hay interpreter là những thứ mà không phải lập trình viên nào cũng đụng phải mỗi ngày. Tuy nhiên nếu tìm hiểu thêm về nó thì đây sẽ là những giá trị vô giá nhằm giúp giải quyết các vấn đề mà bạn có thể gặp phải.”

Ngoài ra, bạn cũng nên học thêm những ngôn ngữ lập trình khác, các công cụ để giúp bạn có thể trở thành một lập trình viên tốt hơn. “Biết nhiều ngôn ngữ sẽ đem lại nhiều giá trị cho kỹ sư lập trình, vì vậy hãy học ít nhất một ngôn ngữ thuộc các hạng mục sau đây: khai báo, chức năng, hướng đối tượng, và phương cách.” – Lee Bob Black nói trên Quora. Một số chuyên gia khác cũng khuyên rằng, thay vì chú trọng vào frameworks, hãy học về thiết kế bên trong, khía cạnh kinh doanh của sản phẩm, học và hiểu sâu về các công cụ có thể giúp việc làm việc được hiệu quả hơn.

“Sự thật đơn giản là bạn không thể làm việc suốt đời với mớ kiến thức bạn có hiện thời, bạn phải chuẩn bị để không ngừng học lại vì những gì bạn biết ngày hôm nay không bền vững”,

Todd Anglin, giám đốc truyền bá công nghệ tại công ty phát triển phần mềm Progress nói.

#5. Viết code ít nhất 4 giờ mỗi ngày

Cách này thoạt đầu nghe có vẻ khá kỳ lạ bởi vì phần lớn lập trình viên hiện hay đều ngồi lì ở bàn máy tính ít nhất 8 giờ mỗi ngày, nhiều người còn nhiều hơn nữa. Nhưng Peter Nixey, nhà sáng lập và CEO của Copyin (công ty cung cấp dịch vụ thư điện tử theo nhóm) cho rằng phần lớn thời gian này không thực sự dành cho việc viết code.

“Tôi đã làm nhiều dự án và nhận thấy các nhà phát triển phung phí thời gian cho các cuộc họp, bóng bàn, ăn trưa và nhiều việc linh tinh khác”, ông nói. “Vì vậy, 4 tiếng làm việc thực sự (không bị gián đoạn bởi những việc như đi lấy nước uống) khó đạt được trong môi trường làm việc đủ thứ phân tâm hiện nay”.

lập trình viên giỏi Đà Nẵng

Chìa khóa để đạt được 4 tiếng là tránh bị gián đoạn. Đó là vì một khi bạn đang “vào guồng” và bộ não đang tung hứng các biến, chỉ cần một gián đoạn có thể làm bạn mất cả giờ để bắt nhịp trở lại.

#6. Biết cách làm việc nhóm

Là thành viên trong nhóm và hoà hợp với đồng nghiệp là “thuộc tính” quan trọng của nhà phát triển hiệu quả. Nó quan trọng hơn nhiều so với việc có kỹ năng viết code xuất sắc và nhiều năm kinh nghiệm, theo Damien Filiatrault, Giám đốc điều hành của mạng lưới các nhà phát triển Scalable Path.

Chỉ ra sự khó chịu khi làm việc với người tự mãn nghĩ rằng mình thông minh hơn những người khác, Filiatrault cho rằng dù người đó có tài giỏi thế nào đi nữa, cũng nên đặt câu hỏi quan trọng: “Làm việc cùng có vui không?”. Nếu không, “người đó có thể ảnh hưởng đến tinh thần của cả nhóm”, ông nói thêm.

Nhưng không chỉ các tay kiêu ngạo có cá tính gây vấn đề. Các nhà phát triển quá “dễ thương” hay vì lý do nào đó không thấy thoải mái trong môi trường nhóm cũng có thể làm nảy sinh vấn đề. Ví dụ, “các nhà phát triển từ một số vùng lãnh thổ trên thế giới có thể ngại xung đột, hoặc có thể không muốn thừa nhận họ không thể làm điều gì đó, và đó có thể là vấn đề”, Filiatrault lưu ý.

lập trình làm việc nhóm

Ngoài những điều trên, một trong những cách để cải thiện trình độ của mình chính là làm việc với thật nhiều những kỹ sư phần mềm giỏi hơn mình. “Số lượng và chất lượng kiến thức bạn học được từ họ sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành lập trình viên giỏi.” Những kiến thức của họ sẽ có giá trị gấp nhiều lần với những gì mà bạn tìm được trên Stack Overflow hay những trang tương tự khác. Lập trình viên Shawn Drost nói trên Quora: “Hãy luôn là người dốt nhất phòng.” Từ đó bạn sẽ có điều kiện để học hỏi nhiều hơn.

#7. Viết code lúc rãnh

Nếu bạn được trả lương chỉ để làm mỗi việc viết code, thì khó có thể học các kỹ năng mới và có được kinh nghiệm trong các lĩnh vực mới. Đó là lý do tại sao Dave Child, người sáng lập của Added Bytes (site dành cho nhà phát triển web), nói điều quan trọng là phải viết code gì đó để giải trí.

“Các nhà phát triển tốt nhất mà tôi biết đều có các dự án phụ để làm”, ông nói.

Không ai trong số các nhà phát triển đó sử dụng các kỹ năng mà họ cần trong công việc được trả lương cho các dự án riêng của mình, Child cho biết thêm. Thay vào đó họ sử dụng các dự án làm thêm như phương tiện để mở rộng các kỹ năng của mình và nắm bắt những công nghệ mới trong các lĩnh vực thu hút họ.

#8. Viết code cho thứ bạn quan tâm

Gregor Riegler, tác giả của blog Be a Better Developer (Hãy là một nhà phát triển tốt hơn), nói rằng điều quan trọng là tham gia các dự án mà bạn đam mê để dồn hết tâm trí viết code.

“Điều quan trọng để tạo động lực đó là quan tâm đến cái mà code thực hiện”, ông nói. “Có thể là tạo một ứng dụng làm việc theo một cách nào đó, hoặc có thể làm cho một cỗ máy làm việc như bạn muốn”.

Dù bất kỳ tình huống nào, ông nói thêm, “bạn cần phải thực sự tận hưởng những gì đang làm và cố gắng để có được kết quả tốt nhất có thể. Nếu tìm thấy niềm vui trong điều đó, code bạn viết sẽ tuyệt vời”.

#9. Viết lại quá trình làm việc

Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, việc viết lại những bug và lỗi mà bạn đang sửa cũng giúp bạn cải thiện tình hình rất nhiều. “Quy trình làm việc của tôi là viết lại những lỗi mà mình đã gặp phải, nếu gặp lại lỗi tương tự trong vòng 3 tháng đổ lại, tôi sẽ nghiên cứu và tìm cách sửa. Trong quá trình đó tôi sẽ hiểu được mình cần phải làm những gì để cải thiện các vấn đề.” – Một thành viên tại trang Hack News cho biết.

#10. Học viết code luộm thuộm

Có rất ít dự án cần những nhà phát triển ngôi sao để tạo ra các tác phẩm đầy cảm hứng: Cái thường cần là một nền tảng chung cho phép xây dựng các tính năng cụ thể trên đó.

Nixey nói cách tốt nhất để đạt được điều đó là nhanh chóng viết một cái gì đó làm việc được và tiếp tục từ đó.

“Không quan trọng nếu code luộm thuộm, nhiều đoạn lặp lại hoặc sử dụng cách đặt tên không hay”, ông nói. “Code là thể hiện của giải pháp, bạn có thể cấu trúc lại nó sau đó và làm cho nó tốt hơn. Nếu cố làm cho nó hoàn hảo ngay lập tức, bạn có thể mất kiểm soát mà chẳng đạt được gì nhiều”.

Nguồn bài viết: msita Đà Nẵng

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT