Tổng quan về Cơ Sở Dữ Liệu
CSDL được hiểu theo cách định nghĩa kiểu kĩ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc.
Thuật ngữ CSDL thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu có liên quan về logic.
Cơ sở dữ liệu (viết tắt: CSDL; tiếng Anh: Database) là những dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ theo một cấu trúc nào đó để phục vụ cho nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Cơ sở dữ liệu giống như một bảng 2 chiều:
+ Chiều ngang: tập hợp các đặc điểm của một đối tượng cần quản lý gọi là bản ghi hay bộ.
+ Chiều dọc: gồm các điểm của một đối tượng quản lý gọi là trường hay thuộc tính.
Ví dụ:
ID | Name | Date of Birth |
001 | David | 01/01/1990 |
002 | Alena | 25/12/1985 |
… | … | … |
Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị CSDL.
Hệ quản trị CSDL là phần mềm dùng để thao tác, xử lý với CSDL. Nó cung cấp một giao diện giữa người sử dụng và dữ liệu.
Hệ quản trị CSDL biến đổi CSDL vật lý thành CSDL logic.
Hiện nay, hệ quản trị CSDL chính được sử dụng là hệ quản trị CSDL quan hệ (RDBMS – Relation Database Management System)
Người dùng là người khai thác dữ liệu thông qua hệ quản trị CSDL
Có thể phân làm 3 loại người dùng sau:
¨ Người quản trị CSDL
Là những người quản lý và duy trì CSDL. Họ có trách nhiệm:
+ Bảo đảm sự chính xác, toàn vẹn, bảo mật của dữ liệu & ứng dụng trong CSDL
+ Lưu trữ dự phòng và phục hồi dữ liệu
+ Giữ liên lạc với người phát triển & lập trình ứng dụng, người dùng cuối
+ Bảo đảm sự hoạt động hiệu quả của CSDL & hệ quản trị CSDL
¨ Người phát triển & lập trình ứng dụng
Là những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực tin học. Họ có trách nhiệm thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng và bảo trì thông tin cho người dùng cuối.
¨ Người dùng cuối
Là những người không chuyên trong lĩnh vực tin học. Họ khai thác CSDL thông qua phần mềm ứng dụng hay công cụ truy vấn của hệ quản trị CSDL.
¨ Tính chia sẽ dữ liệu: dữ liệu được chia sẻ bởi nhiều người dùng hợp pháp
¨ Tính bảo mật dữ liệu: đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin
¨ Tính giảm thiểu dư thừa dữ liệu: dữ liệu dùng chung cho nhiều bộ phận được lưu trữ một chỗ theo cấu trúc thống nhất
¨ Tính tương thích: việc loại bỏ dư thừa dữ liệu kéo theo hệ quả là sự tương thích
¨ Tính toàn vẹn dữ liệu: đảm bảo một số ràng buộc toàn vẹn khi người dùng sửa xoá thêm dữ liệu
¨ Tính đồng bộ dữ liệu: thông thường CSDL được nhiều người dùng truy cập đồng thời, cần có cơ chế chống lại sự không tương thích
Tính độc lập dữ liệu: sự tách biệt cấu trúc mô tả dữ liệu khỏi chương trình ứng dụng sử dụng dữ liệu gọi là độc lập dữ liệu. Điều này cho phép phát triển tổ chức dữ liệu mà không sửa đổi chương trình ứng dụng.