Cấp bậc tác giả:

NETWORKING

Sử dụng DNS động (DynDNS) thông qua kết nối ADSL để truyền file

Được viết bởi QuangIT ngày 05/09/2012 lúc 07:04 PM
Khi sử dụng kết nối ADSL để kết nối Internet chúng ta thường quan tâm tới việc kết nối ra ngoài Internet mà ít quan tâm tới việc liệu có thể kết nối từ ngoài Internet về modem và các tài nguyên ở bên trong mạng nội bộ không.
  • 0
  • 10315

Sử dụng DNS động (DynDNS) thông qua kết nối ADSL để truyền file

Khi sử dụng kết nối ADSL để kết nối Internet chúng ta thường quan tâm tới việc kết nối ra ngoài Internet mà ít quan tâm tới việc liệu có thể kết nối từ ngoài Internet về modem và các tài nguyên ở bên trong mạng nội bộ không. Sau đây xin được trình bầy một kỹ thuật cho phép bạn có thể kết nối từ ngoài Internet về modem và có thể sử dụng các tài nguyên bên trong mạng nội bộ thông qua kết nối ADSL.
noip1.gif

Trước hết chúng ta cần để ý mỗi khi modem ADSL kết nối tới nhà cung cấp (ISP) thì nó được cấp một địa chỉ IP, địa chỉ này có giá trị trên Internet và nếu biết được địa chỉ này thì ở bên ngoài bạn có thể kết nối đến modem này thông qua Internet. Nhưng lại có một vấn đề nẩy sinh là mỗi khi tắt bật modem thì nó lại được cấp một địa chỉ IP khác (IP do ISP cấp cho modem là IP động). Do vậy rất khó có thể biết được hiện giờ modem của mình đang được cấp địa chỉ là bao nhiêu.

Để giải quyết vấn đề này chúng ta sử dụng giải pháp cập nhật động tên miền (DynDNS) tức là chúng ta sẽ sử dụng một nhà cung cấp tên miền miễn phí, tạo ra một Host (một tên) gắn vào các đuôi miễn phí của nhà cung cấp và dùng công cụ cập nhật động địa chỉ của modem tại thời điểm hiện tại do ISP cung cấp vào Host chúng ta tạo ra (gọi là Dynamic Update DNS. Công cụ này cũng được các nhà cung cấp DynDNS cung cấp miễn phí). Mỗi khi có sự thay đổi địa chỉ IP của Modem thì DynDNS sẽ có nhiệm vụ cập nhật vào Host mà chúng ta tạo ra. Và kể từ bây giờ khi đi ra ngoài Internet chỉ cần nhớ tên Host mà chúng ta đã tạo ra để sử dụng mà không cần quan tâm tới địa chỉ IP tức thời của Modem nữa. Sau đây xin được trình bầy chi tiết cách thực hiện. Trong giải pháp này tôi sử dụng nhà cung cấp DynDNS là www.no-ip.com (ngoài ra các bạn có thể thăm khảo nhà cung cấp khác là www.dyndns.org).

1. Tạo tài khoản và Host trên nhà cung cấp DynDNS.

- Truy cập vào Website www.no-ip.com tạo ra một tài khoản truy cập (việc tạo tài khoản này giống như việc chúng tao tạo các tài khoản trên các diễn đàn, khá đơn giản). Tài khoản này sẽ được sử dụng để phần mềm cập nhật động DNS trên máy trạm (Dynamic Updata Client-DUC) Login vào máy chủ của nhà cung cấp DynDNS để thực hiện cập nhật.

- Login vào www.no-ip.com để tạo ra Host mình mong muốn. (Khi tạo Host chúng ta phải chọn một đuôi miễn phí được cung cấp bởi nhà cung cấp DynDNS. Trong trường hợp này tôi chọn đuôi là no-ip.org và tên là company_ftp và tôi có tên Host đầy đủ là company_ftp.no-ip.org.

- Sau khi tạo được Host chúng ta Download công cụ No-IP DUC (Dynamic Update Client) 2.2.1 có sẵn trên www.no-ip.org về và cài nó vào một máy tính trong mạng LAN tại văn phòng (lên chọn máy tính có mức độ kết nối vào Internet thường xuyên và ổn định). Sau khi cài chúng ta nhập tài khoản mà chúng ta đã tạo trên www.no-ip.org vào để công cụ này thực hiện cập nhật địa chỉ IP tức thời của modem vào Host mà chúng ta vừa tạo ra

- Sau khi làm xong bước này thì ở ngoài Internet đã có thể truy xuất được tới Modem. Tới đây chúng ta đã hoàn thành một nửa công việc. Bây giờ để ở ngoài có thể kết nối vào một máy tính nào đó ở trong mạng nội bộ của chúng ta chúng ta cần thực hiện cấu hình trên Modem ADSL.


2. Cấu hình trên Modem ADSL để cho phép kết nối tới một máy tính ở trong mạng LAN của văn phòng.

- Giả sử mạng nội bộ có mô hình như sau và trong trường hợp này tôi sẽ sử dụng Modem ADSL là Zoom X5. Các Modem khác tương tự (các bạn tham khảo phần chuyển dịch địch chỉ theo cổng NAT Port trên các dòng Modem đó).

- Bây giờ chúng ta cần đưa máy có địa chỉ 10.0.0.5 đang là một FTP server lên Internet thông qua DynDNS sử dụng modem ADSL zoom X5 có địa chỉ 10.0.0.2 (Ở đây tồi không đề cập đến phần cấu hình FTP Server, phân quyền và chứng thực trên máy 10.0.0.5)

- Chúng ta truy xuất vào trang web cấu hình của modem thông qua địa chỉ 10.0.0.2

- Trên trang web cấu hình của modem vào mục Advanced Settup->Virtual Server.


Nhập vào các thông số cổng và địa chỉ của máy cần truy xuất. Trong trường hợp này chúng ta cần nhập Public Port Start, Public Port End, Private Port là 21 vì dịch vụ là FTP Server và Host IP Address là 10.0.0.5 (đối với các dịch vụ khác các bạn tham khảo cổng và giao thức mà dịch vụ đó chạy).

Sau đó ghi lại các xác lập vào modem và khởi động lại modem. Và bây giờ chúng ta đã có thể truy xuất từ ngoài Internet vào FTP Server đặt bên trong mạng nội bộ để truyền File bằng cách truy xuất vào địa chỉ: FTP://company_ftp.no-ip.org

Như vậy việc sử dụng giải pháp DynDNS thông qua kết nối Internet ADSL một phần giải quyết được bài toán kết nối và truyền dữ liệu trên Internet mà không mất thêm các chi phí đường truyền và các dịch vụ khác. Ngoài ra đây cũng là giải pháp đơn giản dễ triển khai và áp dụng.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML