Cấp bậc tác giả:

TRAINING

Phân biệt Mã nguồn mở và Mã nguồn đóng

Được viết bởi webmaster ngày 03/11/2014 lúc 10:44 PM
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở.
  • 0
  • 26346

Phân biệt Mã nguồn mở và Mã nguồn đóng

Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Cấu thành cơ bản của một giải pháp phần mềm
Là một loại giá trị phi vật chất, một sản phẩm phần mềm (software, program) mang nhiều nét đặc thù của một công trình nghiên cứu khoa học những đồng thời cũng mang trong mình nhiều dấu ấn của quá trình phát triển và đặc biệt là của các công dụng cụ đã được sử dụng
Mã nguồn mở (open-source software) hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó.
Điều này không có nghĩa là chúng có thể được sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng vào mục đích nào cũng được.
Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau (license),
Một số trong đó cho phép phát triển, sử dụng và bán tùy ý miễn là giữ nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm (BSDL),
Một số bắt buộc tất các sản phẩm làm ra từ đó cũng phải là open-source (GPL),
Một số khác đòi hỏi phải công bố trọn vẹn mã nguồn (Mozilla), một số khác không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại (Sun Solaris Source Code License),
Một số khác lại không có ràng buộc gì đáng kể (public domain, MIT X11 license) v.v.
Qua đó ta thấy khái niệm open source không thể chuẩn xác mà muốn nói đến tính pháp lý của việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, chúng ta phải xem xét đến điều kiện sử dụng (license) cụ thể mà dưới đó chúng được công bố. Một điều kiện hay được áp dụng nhất là GPL: GNU General Public License ([Only registered and activated users can see links]) của tổ chức Free Software Foundation.
GPL license có 2 đặc điểm phân biệt, đó là:
1. Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm.
2. Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình.
Đặc biệt điểm thứ 2 thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect)vì nó biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL.
Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL.
Điều kiện này quy định ví dụ: Mọi phần mềm GPL đều phải công bỗ mã nguồn của mình rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn ấy (ví dụ qua web hoặc qua việc bán CD giá rẻ)
a. Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE)
b. Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan

Nguồn bài viết: DOTNET.VN

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bài viết mới nhất

LIKE BOX

Bài viết được xem nhiều nhất

HỌC HTML